205
/
53169
Vi phạm về tài nguyên - môi trường: Nhiều trường hợp chây ỳ nộp phạt
vi-pham-ve-tai-nguyen-moi-truong-nhieu-truong-hop-chay-y-nop-phat
news

Vi phạm về tài nguyên - môi trường: Nhiều trường hợp chây ỳ nộp phạt

Thứ 3, 12/09/2017 | 10:45:55
1,074 lượt xem

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có nhiều tổ chức, cá nhân khai thác cát sỏi, xả chất thải gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng không ít trường hợp chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm nộp phạt, làm thất thu ngân sách. 

Bà Nguyễn Minh Nguyệt khai thác đất làm gạch vượt ngoài ranh giới cho phép tại thôn Yên Ninh, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa) bị xử phạt 15 triệu đồng từ tháng 6-2017 nhưng đến nay chưa nộp phạt.

Bà Nguyễn Minh Nguyệt khai thác đất làm gạch vượt ngoài ranh giới cho phép tại thôn Yên Ninh, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa) bị xử phạt 15 triệu đồng từ tháng 6-2017 nhưng đến nay chưa nộp phạt.

Quá hạn vẫn chưa nộp phạt

Do chưa chú trọng đầu tư công nghệ nên cách đây hơn một năm, ống thoát khí từ lò đốt gạch của gia đình ông Nguyễn Văn Biển ở xã Trí Yên (Yên Dũng) bị thủng. Trong khí thải ra môi trường có nhiều thông số vượt tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Với lỗi vi phạm này, ngày 23-6- 2016, ông bị Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đồng, yêu cầu nộp vào Kho bạc Nhà nước tỉnh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định và buộc khắc phục hậu quả. Thế nhưng, đến nay đã quá hạn hơn một năm, ông Biển vẫn chưa nộp phạt.

Trao đổi với phóng viên ngày 10-9 vừa qua, chủ lò gạch này đưa ra nhiều lý do biện minh cho việc chưa thực thi quyết định. “Thời gian qua mưa bão liên tục, sản xuất gặp nhiều khó khăn, lượng hàng hóa tồn kho lớn vì thế tôi chưa có tiền nộp phạt” - ông Biển cho biết. Nói là vậy song “mục sở thị” tại cơ sở sản xuất gạch này, phóng viên chứng kiến nhiều ô tô vẫn liên tục ra vào vận chuyển sản phẩm. Nhiều công nhân đang bốc, xếp gạch. 

Theo ông Ngô Quang Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), kể từ khi quyết định xử phạt có hiệu lực đến nay, ngoài đôn đốc qua điện thoại, Chi cục còn nhiều lần cử cán bộ trực tiếp đến gặp ông Biển yêu cầu nộp tiền phạt nhưng "đâu vẫn đóng đấy".

Khai thác cát trái phép tại sông Cầu, ngày 31-3- 2017, bà Nguyễn Thị Thụ, thôn Mai Thượng, xã Mai Đình (Hiệp Hòa) bị Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt 55 triệu đồng và tịch thu thuyền hút cát. Từ đó đến nay bà Thụ vẫn chưa nộp tiền phạt vào ngân sách. Tương tự, cuối tháng 6 vừa qua, UBND huyện Hiệp Hòa xử phạt ông Nguyễn Văn Trường, thôn Đông Lỗ, xã Đông Lỗ 15 triệu đồng do khai thác đất làm gạch, ngói vượt ra ngoài ranh giới được cấp phép hơn 4 nghìn m2, đồng thời ông còn phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp do hành vi vi phạm gây ra hơn 300 triệu đồng vào Kho bạc Nhà nước huyện sau 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định. 

Điều 78, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, trong thời hạn 10 này, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước, nếu quá thời hạn trên sẽ bị cưỡng chế thi hành. Mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tiền lãi trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Tuy nhiên theo đại diện lãnh đạo UBND huyện Hiệp Hòa, đến nay ông Trường vẫn chưa thi hành. Cũng trong tháng 6, bà Nguyễn Minh Nguyệt khai thác đất làm gạch ngói vượt ngoài ranh giới cho phép tại thôn Yên Ninh, xã Đông Lỗ bị phạt 15 triệu đồng nhưng đến nay vẫn chưa nộp phạt.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm ngoái đến nay, toàn tỉnh có hơn 100 tổ chức, cá nhân bị cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính do khai thác khoáng sản trái phép và sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Trong đó có 10 trường hợp đã quá hạn từ 3 tháng đến hơn 1 năm nhưng không tuân thủ nghiêm túc việc nộp phạt theo quyết định. Mức tiền phạt phổ biến mỗi trường hợp từ 10 đến gần 100 triệu đồng. 

Trong đó, riêng huyện Hiệp Hòa có 5 cá nhân chưa nộp. Ngoài ra, tháng 5 -2014, tại Hiệp Hòa còn có doanh nghiệp (DN) vi phạm về môi trường bị phạt 900 triệu đồng song đã “lách luật” bằng cách xin giải thể thành lập DN khác để trốn tránh trách nhiệm.

Kiên quyết xử lý vi phạm

Việc các cơ sở sản xuất, cá nhân vi phạm chây ỳ nộp phạt là do xem thường pháp luật. Trong khi đó, cấp có thẩm quyền và ngành chức năng được giao đôn đốc, kiểm tra việc thực thi quyết định chưa làm tròn trách nhiệm hoặc chưa kịp thời tham mưu, đề nghị cưỡng chế theo quy định.

Được biết, trong tất cả quyết định xử phạt đều ghi rõ nếu quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân nhận được quyết định mà không chấp hành sẽ bị cưỡng chế. Quy định là vậy song đối với chủ lò gạch vi phạm ở xã Trí Yên, mặc dù đã quá hạn hơn một năm nhưng Sở TN&MT mới chỉ đôn đốc chứ chưa đề nghị cấp có thẩm quyền cưỡng chế. 

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Hiệp Hòa cũng lý giải việc địa phương chưa tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định đối với một số cá nhân vì họ đã bị tịch thu phương tiện tàu hút cát. Hơn nữa, thủ tục tổ chức cưỡng chế đối với cá nhân còn khó khăn do phải kê biên tài sản có giá trị tương ứng hoặc khấu trừ thu nhập từ tài khoản… trong khi các trường hợp này không có tài khoản tại ngân hàng.

Trao đổi xung quanh vấn đề này, ông Đặng Văn Nguyên, Giám đốc Sở Tư pháp cho rằng, việc các tổ chức, cá nhân trốn tránh trách nhiệm nộp phạt mà không bị cưỡng chế thi hành quyết định không chỉ làm thất thu ngân sách Nhà nước mà còn làm giảm hiệu lực của pháp luật. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn sẽ dẫn đến “nhờn luật”, tạo tiền lệ xấu cho các trường hợp vi phạm khác.

Trước thực trạng trên, để tăng cường hiệu lực của các quyết định xử phạt, cấp có thẩm quyền cần thực hiện nghiêm việc tổ chức cưỡng chế theo quy định. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định gồm: Khấu trừ tài khoản của tổ chức, cá nhân vi phạm tại ngân hàng; kê biên tài sản có giá trị tương ứng để bán đấu giá; thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế đang giữ sau khi vi phạm cố tình tẩu tán… 

Cùng với các giải pháp trên, ngay từ khi ban hành quyết định xử phạt, UBND các huyện, TP, Sở TN&MT tăng cường phối hợp kiểm tra, nhắc nhở các trường hợp vi phạm nộp phạt đúng hạn. Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ xem xét cấp giấy phép đăng ký kinh doanh mới cho đại diện DN khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp phạt (nếu có) để tránh tình trạng DN vi phạm giải thể để né trách nhiệm rồi lại thành lập công ty mới.

Theo Tú Linh/BGĐT

  • Từ khóa

Bình Thuận: Đồng chí Nguyễn Hoài Anh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy

Chiều 29/3, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy (mở rộng) thực hiện công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đến tham dự có đồng...
18:32 - 29/03/2024
94 lượt xem

Ban Bí thư chỉ định một Vụ trưởng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh

Ông Trần Huy Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ...
15:17 - 29/03/2024
165 lượt xem

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải...
14:47 - 29/03/2024
183 lượt xem

Quốc hội Việt Nam nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân

Cùng với việc nâng cao chất lượng các kỳ họp của Quốc hội, đổi mới, tăng cường hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của...
08:43 - 29/03/2024
324 lượt xem

6 cán bộ thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý liên quan vụ cháy 56 người chết

Sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân khiến 56 người tử vong, công an đã mời nhiều người liên quan lên làm việc, trong đó có 6 cán bộ thuộc diện Ban...
19:37 - 28/03/2024
652 lượt xem