205
/
108295
Hai hình thức vận động bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp
hai-hinh-thuc-van-dong-bau-cu-dai-bieu-quoc-hoi-va-hdnd-cac-cap
news

Hai hình thức vận động bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

Thứ 5, 22/04/2021 | 10:14:01
1,250 lượt xem

Bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, các ứng cử viên sẽ tiến hành vận động bầu cử và công việc này phải kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Hoà - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - về những nguyên tắc trong việc vận động bầu cử và chương trình hành động của các ứng viên.

Ông Phạm Văn Hoà - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ảnh: Uyên Hương

Ông Phạm Văn Hoà - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ảnh: Uyên Hương

Sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3, các ứng cử viên sẽ tham gia vận động bầu cử. Hình thức và quy trình thực hiện thế nào, thưa ông?

- Theo quy định hiện nay, có 2 hình thức vận động bầu cử cho người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Một là, gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại các cuộc tiếp xúc ở địa phương nơi ứng cử; hai là, vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trong cả hai hình thức, người ứng cử đều phải báo cáo với cử tri chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu.

Hiện nay, các địa phương đã tổ chức xong hội nghị hiệp thương lần thứ 3 đối với bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Các tỉnh có trách nhiệm và đã lập xong danh sách các ứng viên đủ tiêu chuẩn gửi về Hội đồng bầu cử quốc gia để lập và đưa vào danh sách chính thức.

Theo dự kiến, đến đầu tháng 5 tới đây, các nơi sẽ tổ chức các hội nghị để các đại biểu sẽ trình bày chương trình hành động. Việc này cũng là một trong những biện pháp, phương pháp vận động trong công tác bầu cử với các ứng viên. Điều này nhằm mục đích cho cử tri và nhân dân hiểu rõ từng người để tín nhiệm bầu cử tiếp theo. Trong bầu cử, trong vận động các ứng cử viên phải bình đẳng chứ không phân biệt người có chức vụ cao hay thấp, người làm doanh nghiệp, người trong hay ngoài Đảng… khi đã lập danh sách chính thức.

Tại Điều 65 và Điều 66 quy định 2 hình thức vận động bầu cử cho người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong đó có gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại các cuộc tiếp xúc ở địa phương nơi mình ứng cử; thứ hai là, vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu vận động theo hình thức tiếp xúc cử tri thì cử tri và người ứng cử trao đổi ý kiến có tính chất đối thoại theo nguyên tắc dân chủ, thẳng thắn, cởi mở về những vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Hiện nay, số lượng cuộc tiếp xúc cử tri vận động bầu cử của những người ứng cử chưa được quy định cụ thể. Từng địa phương, tỉnh thành sẽ có những cuộc tiếp xúc là cần thiết, hợp lý do có sự khác nhau về phạm vi địa lý khi diện tích đơn vị bầu cử lớn - nhỏ, số lượng cử tri của đơn vị nhiều - ít khác nhau. Tuy nhiên thông thường sẽ có khoảng 8-10 cuộc tiếp xúc.

Trong quá trình vận động bầu cử, không ít ý kiến còn lo ngại tình trạng tranh thủ phiếu bầu không trong sáng. Do đó, làm thế nào để phân biệt được giữa vận động bầu cử một cách trong sáng và không trong sáng, thưa ông?

- Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân các cấp đã quy định cụ thể và rất rõ ràng các hành vi bị cấm như lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. Đặc biệt, người ứng cử không sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ, tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri. Do đó, trong vấn đề này, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và MTTQ các cấp sẽ có sự giám sát rất kỹ và nhắc nhở cụ thể với từng địa phương, từng đơn vị bầu cử.

Việc người nào đó tặng quà, làm từ thiện, vận động bỏ phiếu cho mình mà không bỏ phiếu cho người khác là không nên và không được phép. Do đó, tuỳ theo từng cử tri để họ nhận thức, có ý thức chọn và bầu ra những đại biểu xứng đáng.

Các ứng viên tham ra ứng cử đều được MTTQ giới thiệu đến một địa điểm nào đó để tiếp xúc cử tri theo một trình tự nào đó. Những ứng viên đều viết và làm một chương trình hành động của mình và trình bày trước cử tri, trước nhân dân. Ví dụ tại điểm này sắp xếp cho ứng viên A trước thì điểm sau sẽ cho ứng viên B trước hoặc xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C. Việc thực hiện như vậy sẽ đảm bảo sự trong sáng, dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật.

Những người có hành vi vận động không trong sáng là những vận động “đêm”, đi vận động riêng biệt. Việc vận động như vậy rất dễ bị phát hiện khi có sự giám sát của người dân, của Mặt trận. Đặc biệt cần ngăn chặn việc đưa quyền lợi vật chất ra để mua phiếu cử tri khi phát tiền để cử tri ủng hộ mình hoặc hứa sẽ xây trường, làm cầu đường. Những gì pháp luật không cấm thì các ứng viên có thể làm, nhưng phải làm đúng thời điểm, hứa vào dịp khác, chứ không phải vào dịp ứng cử. Bởi nếu thực hiện trong thời gian ứng cử sẽ trở thành vận động không trong sáng, gây thiệt thòi cho những cán bộ, công chức đơn thuần. Chính vì vậy, Nhà nước chỉ tạo điều kiện tổ chức hội nghị, còn ai tự gặp gỡ cử tri bên ngoài sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành động của mình.

Để cử tri lựa chọn được người xứng đáng nhất, không để lọt những người không đủ tiêu chuẩn, theo ông hồ sơ về ứng cử viên cần đưa thông tin về tài sản, bằng cấp?

- Để cuộc bầu cử là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ công khai, bình đẳng đúng pháp luật, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Trong đó, người ứng cử ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị đó. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử. Trong hồ sơ ứng viên có nhiều thành phần, trong đó có bản kê khai tài sản, bằng cấp. Khi người nào đã tham gia cấp uỷ, tham gia vào Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội… thì vấn đề bằng cấp, tài sản không còn là quyền riêng tư cá nhân nữa.

Nếu không chấp nhận, mỗi ứng viên hoàn toàn có quyền rút khỏi danh sách ứng cử. Việc công khai sẽ giúp cử tri, nhân dân dễ phát hiện gian lận. Khi công khai tài sản, công khai bằng cấp và công khai các yếu tố về nhân thân sẽ giúp cử tri giám sát, lựa chọn bầu ra những người xứng đáng nhất.

- Xin cảm ơn ông.

THEO PHẠM ĐÔNG/LAO ĐỘNG (THỰC HIỆN) 

https://laodong.vn/thoi-su/hai-hinh-thuc-van-dong-bau-cu-dai-bieu-quoc-hoi-va-hdnd-cac-cap-901077.ldo

  • Từ khóa

Đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị đề nghị T.Ư Đảng khai trừ Đảng cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ. Ban Bí thư đã khai trừ cựu Phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Hoàng...
17:39 - 19/04/2024
248 lượt xem

Bộ Y tế sẽ chỉ giữ lại một số ít bệnh viện đầu ngành

Theo đề án đang xây dựng, Bộ Y tế sẽ tập trung tăng cường quản lý Nhà nước với ngành, lĩnh vực được giao và chỉ giữ lại một số ít bệnh viện đầu ngành, phù...
14:29 - 19/04/2024
525 lượt xem

Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo xử lý hình sự nếu cố tình 'đầu độc' sông Bắc Hưng Hải

Nếu xử lý hành chính, xử phạt nhiều lần vẫn không khắc phục thì phải khởi tố để xử lý hình sự, đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhằm kiên...
09:37 - 19/04/2024
448 lượt xem

Quân và dân Đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Ðồng bằng Bắc Bộ (bao gồm phần lớn Liên khu 3 và Khu Tả ngạn), là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ...
07:31 - 19/04/2024
470 lượt xem

Lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18-4 (tức mùng 10 tháng 3 âm lịch), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương...
08:43 - 18/04/2024
1,067 lượt xem