19
/
85452
Hài Tết 2020: Vì sao đặc sản lại biến thành “cơm nguội”?
hai-tet-2020-vi-sao-dac-san-lai-bien-thanh-com-nguoi
news

Hài Tết 2020: Vì sao đặc sản lại biến thành “cơm nguội”?

Thứ 7, 18/01/2020 | 13:30:38
747 lượt xem

Chỉ còn hơn 1 tuần lễ nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý. Nếu vào những năm trước, thị trường hài tết đã rất rôm rả và nhộn nhịp thì năm nay lại đìu hiu đến “không tưởng”. Sản phẩm hài ít ỏi đã đành, người xem có vẻ cũng thờ ơ “chả thiết”. Đây là điều chưa từng có trong “lịch sử” thị trường hài tết.

Dù tiết chế cảnh hở hang, hài tết vẫn bị “thất sủng”

Có thể thấy, năm nay, ngoài một số phim công bố sớm như: “Giấc mộng quan trường”, “Tết vui phết - Mr. Lù 3”, “Đại gia chân đất 10”, “Làng ế vợ 6”... thì ở thời điểm hiện tại có thêm 2 phim là “Tết toang” và “Cưới đi kẻo ế 4”.

“Tết toang” có sự tham gia của NSND Quốc Anh, NSƯT Quang Thắng, Thanh Hương… Phim là câu chuyện trong một gia đình chồng già, vợ trẻ với những xung đột tuổi tác, quan điểm sống, các mối quan hệ lệch gu nhưng tựu trung vẫn tròn đầy trong ngày tết vì hai chữ gia đình.

Hài Tết 2020: Vì sao đặc sản lại biến thành “cơm nguội”? - 1

Cảnh trong phim "Cưới đi kẻo ế 4".

“Cưới đi kẻo ế 4” phát triển câu chuyện về các bậc phụ huynh tìm cách mối lái để đẩy quả “bom tấn” ra khỏi nhà nhưng không thành. Tuy nhiên, ở phần 4 này, bộ phim rẽ theo một hướng khác đó là câu chuyện giữa họ Nguyễn nhà ông Cẩm (Vượng râu) và họ Phạm nhà ông Tuất (Xuân Nghĩa) tranh chức ghế trưởng thôn. Oái oăm thay Lượt con gái ông Cẩm lại yêu Hợi con ông Tuất. Vì việc tranh chiếc ghế trưởng thôn mà hai họ hằm hè mâu thuẫn với nhau, để rồi đôi bạn trẻ mãi vẫn chưa thể về chung một nhà.

Nhìn chung, các phim hài tết 2020 đã không còn những câu chuyện tào lao, cố chọc cười bằng mọi cách mà đã xoáy vào những vấn đề xã hội quan tâm như: mâu thuẫn gia đình, xung đột quyền lợi ở làng quê, những vấn đề nhức nhối trong đời sống dân sinh... Các cảnh hở hang, lồ lộ da thịt đã được tiết chế. Tuy nhiên, thực tế là các phim hài tết vẫn chưa có sự đặc sắc, chưa có tính đột phá. Nhiều bộ phim chỉ mang tính “làm cho có” chứ chưa có sự đầu tư một cách bài bản.

Nhiều người cho rằng, từ khi “ông trùm hài tết” Phạm Đông Hồng qua đời, hài tết dường như lao dốc không phanh. Các sản phẩm hài tết trở nên thưa vắng dần đã đành nhưng nội dung cũng dần tẻ nhạt. Mặc dù năm nay vẫn có hài dân gian, hài hiện đại… nhưng “đặc sản” tinh thần đã trở thành “cơm nguội”. Cái không khí nôn nóng, ngóng trông các sản phẩm hài tết ngày nào giờ đã tan biến trong “màn sương mờ ảo”.

Vì sao “đặc sản” lại biến thành “cơm nguội”?

NSND Trung Hiếu cho rằng, việc lạm dụng các hở hang, nhảm nhí... đã làm cho phim hài tết tự “giết chết” chính mình. Việc chủ ý lạm dụng cảnh hở hang đã khiến cho các nhà sản xuất tự sàng lọc chính mình.

Và cũng chính những nhà sản xuất có tư duy làm phim như thế tự làm mất đi giá trị của hài tết, của một thể loại phim được cho là “đặc sản”. Nhiều nhà sản xuất hoặc đạo diễn cứ nghĩ sa đà theo hướng đó sẽ hút được khách nhưng thực tế càng làm như thế lại càng hại mình.

Hài Tết 2020: Vì sao đặc sản lại biến thành “cơm nguội”? - 2

Đạo diễn Mai Long, NSND Trung Hiếu và Công Lý cùng tham gia hài tết "Tết vui phết: Mr. Lù 3".

“Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự vận động và tự mình phải khẳng định. Anh tự đào thải mình thì cả xã hội sẽ quay lưng với anh. Anh sản xuất ra phim mà không có ai xem, tức không có lãi thì anh tự phá sản thôi”, NSND Trung Hiếu bày tỏ.

Đạo diễn Mai Long lại phân tích rằng, có rất nhiều nguyên nhân khiến khán giả quay lưng lại với hài tết. Sự phát triển rầm rộ của gameshow truyền hình, các kênh hài cá nhân trên các trang mạng xã hội khiến cho thị phần bị xé nhỏ. Người xem chạy theo những yếu tố mới lạ khiến cho hài tết bị “thất sủng”.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm hài nhảm do các công ty, doanh nghiệp chi tiền đầu tư với mục đích quảng bá, giới thiệu thương hiệu, nhãn hàng, sản phẩm… xuất hiện ngày càng nhiều, làm khán giả mất cảm hứng hoặc thiện cảm với hài tết.

“Tôi không phủ nhận hài tết đã không còn là đặc sản mà đang dần biến thành cơm nguội. Khán giả quay lưng với hài tết không hẳn chỉ vì mất lòng tin ở những sản phẩm hài nhảm mà vì sự đổ bộ quá ào ạt của gameshow và các kênh giải trí cá nhân. Những cái đó họ được xem hàng ngày, xem không mất tiền và lâu dài dần mất đi thói quen đón nhận hài tết.

Nhưng tôi cho rằng, dù có ra sao đi nữa thì hài tết vẫn có thể sống. Bởi chỉ có hài tết mới là một sản phẩm hài đúng nghĩa để cả một gia đình nhiều thế hệ cùng quây quần bên nhau thưởng thức một cách vui vẻ. Những thể loại khác không thể làm được điều này. Và bởi lí do đó mà hài tết sẽ không bao giờ lỗi thời. Chỉ có điều, các nhà sản xuất phải biết cách tạo ra sự mới mẻ và hấp dẫn trong từng sản phẩm”, đạo diễn Mai Long nói.

Thực tế, nhiều sản phẩm hài tết có chất lượng vẫn được các đài truyền hình địa phương mua bản quyền. Theo tiết lộ của đạo diễn Mai Long, hài tết “Tết vui phết: Mr.Lù 3” đã được 36 đài truyền hình địa phương và VTV5 đặt mua bản quyền phát trong dịp tết.

Đạo diễn Linh Đồng cũng hé lộ, hài tết “Giấc mộng quan trường” đã ký kết bán bản quyền cho hơn 40 đài truyền hình địa phương. Tuy nhiên, các sản phẩm hài tết bán được bản quyền cho đài địa phương vẫn không nhiều và lượng người xem các sản phẩm này trên truyền hình cũng không thể dự tính được trước.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/van-hoa/hai-tet-2020-vi-sao-dac-san-lai-bien-thanh-com-nguoi-20200117134913316.htm

  • Từ khóa

Tái bản tác phẩm về cuộc đời của Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1.5.1904 - 1.5.2024), Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện ký đặc sắc 'Trần...
16:25 - 25/04/2024
286 lượt xem

Ngày hội Gia đình Việt Nam 2024: "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25 đến ngày 29/6/2024 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng với sự tham gia của...
15:19 - 25/04/2024
325 lượt xem

Hơn 200 hiện vật, hình ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ trong triển lãm Quân khu 7 viết tiếp bản hùng ca

Hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ được giới thiệu trong triển lãm 'Quân khu 7 - Viết tiếp bản hùng ca'.
15:00 - 25/04/2024
355 lượt xem

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm 2024 tại thành phố Hà...
12:00 - 25/04/2024
407 lượt xem

Trao giải cuộc thi viết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới" lần thứ ba thu hút hơn 600 tác phẩm báo chí và đã có 38 tác phẩm đoạt giải.
10:09 - 25/04/2024
441 lượt xem