19
/
78833
Công thức thành công cho phim truyền hình Việt mang tính 'quốc dân'
cong-thuc-thanh-cong-cho-phim-truyen-hinh-viet-mang-tinh-quoc-dan
news

Công thức thành công cho phim truyền hình Việt mang tính 'quốc dân'

Thứ 5, 05/09/2019 | 18:19:12
1,606 lượt xem

Dù đã kết thúc nhưng bộ phim truyền hình “Về nhà đi con” do đạo diễn Danh Dũng thực hiện vẫn để lại dư âm sâu sắc trong lòng khán giả.

Chú thích ảnhBộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trao tặng bằng khen cho đạo diễn, Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Danh Dũng. Ảnh: TTXVN phát

Đây được coi là bộ phim “quốc dân” khi thu hút người xem ở mọi lứa tuổi, thành phần xã hội, từ người già đến trẻ em, từ nông thôn cho tới thành thị.

Đây cũng được coi là bộ phim truyền hình đầu tiên của Việt Nam có tới 5 tập ngoại truyện ngoài 85 tập phim chính thức. 5 tập ngoại truyện cũng thu hút đông đảo khán giả truyền hình xem và bình luận, bày tỏ tiếc nuối khi chính thức phải chia tay với “Về nhà đi con”… 

Do đó, “Về nhà đi con” chắc chắn là đối thủ nặng ký nhất của giải VTV Awards 2019 ở hạng mục “Phim truyền hình ấn tượng”.

Danh sách đề cử năm nay ở hạng mục này còn có những cái tên ấn tượng như “Chạy trốn thanh xuân”, “Quỳnh búp bê” và “Những cô gái trong thành phố” và “Mê cung”.

Những diễn viên của “Về nhà đi con” như Nghệ sỹ Nhân dân Trung Anh, Bảo Thanh, Thu Quỳnh, Bảo Hân... đều lọt Top đề cử nam, nữ diễn viên ấn tượng của giải này.

Ngay sau “Về nhà đi con”, bộ phim đang chiếu là “Hoa hồng trên ngực trái” cũng được khán giả hâm mộ, đón chờ từng tập, thấp thỏm cho các nhân vật…

Qua các bộ phim truyền hình được khán giả hâm mộ mà gần đây nhất là "Về nhà đi con", “Hoa hồng trên ngực trái”… có thể thấy rằng, những kịch bản hấp dẫn, câu chuyện phim giản dị nhưng hiện đại, gần gũi với đời thường, không khuôn sáo, các cảnh quay được đầu tư tỉ mỉ, trau chuốt, diễn viên nhập vai… sẽ là công thức “ăn khách” cho phim truyền hình Việt Nam. Những câu chuyện gắn với cuộc sống thường ngày dễ nhận được sự đồng cảm của khán giả hơn.

Thời lượng mỗi tập phim không dài, chỉ khoảng 30 phút gồm cả quảng cáo, vừa quay vừa tiếp thu ý kiến, điều chỉnh kịch bản để phù hợp với thị hiếu khán giả. Do đó, nhiều khán giả “bức xúc” vì phim chưa xem đã hết…

Cách thức quảng bá phim truyền hình hiện nay cũng “quốc dân” hơn khi có sự trợ giúp của công nghệ, sự phổ biến của mạng xã hội. Trên mạng xã hội Facebook, số lượng fan hâm mộ của các phim đông đảo, các lượt chia sẻ, bình luận, bày tỏ yêu thích có thể  lên đến hàng trăm ngàn lần khi có nội dung mới về mỗi tập phim được đăng tải. Người hâm mộ dường như  "sống" cùng nhân vật, mong chờ từng tập phim để biết số phận nhân vật.

Điều này thật đáng mừng bởi lẽ phim truyền hình Việt đã thực sự tạo được ấn tượng sâu đậm với khán giả trong nước, thay vì tìm đến phim truyền hình nước ngoài, họ chọn xem phim truyền hình Việt. Những phim “Người phán xử”, “Sống chung với mẹ chồng”, “Thương nhớ ở ai”, “Gạo nếp gạo tẻ”, “Về quê ăn Tết”, “Bên kia song”... đã có công lớn trong việc kéo khán giả quay lại xem phim Việt trên màn ảnh nhỏ, dù có những phim kịch bản gốc là của nước ngoài. 

Mới đây, trong cuộc giao lưu trước thềm giải VTV Awards năm 2019, đạo diễn Danh Dũng chia sẻ: Thực sự kịch bản phim “Về nhà đi con” lấy cảm hứng từ bộ phim cũ về đề tài “gà trống nuôi con” nhưng ông và đội ngũ biên kịch đã sáng tạo lại để có một bộ phim gần gũi, chân thực và tạo ra sự ấm áp. 

Quan trọng hơn cả là các diễn viên không bắt buộc phải tuân thủ hoàn toàn kịch bản mà trước mỗi cảnh quay, đạo diễn cùng các thành viên trao đổi về kịch bản, lựa chọn, thay đổi để lời  thoại hấp dẫn, lôi cuốn và “đời” hơn. Kết quả là nhiều lời thoại, tình tiết trên phim thành xu hướng trên mạng xã hội, khiến khán giả nhớ đến bộ phim lâu hơn...

Thế nhưng, khi được hỏi là tiếp tục làm phần 2 phim “Về nhà đi con” nữa hay không, đạo diễn Danh Dũng thẳng thắng cho biết: Ông sẽ không tiếp tục làm phần 2 bởi lẽ cuộc sống là muôn hình vạn trạng, còn nhiều điều để phim ảnh khai thác, nhất là về cuộc sống gia đình. Quan trọng là phải làm ra được bộ phim chân thực, gần gũi với cuộc sống nhất để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của công chúng hiện đại...

Theo Thanh Giang/TTXVN

  • Từ khóa

Nhà nghiên cứu văn hóa, Giáo sư Tô Ngọc Thanh qua đời ở tuổi 90

GS Tô Ngọc Thanh, con trai trưởng của danh họa Tô Ngọc Vân, người cả đời gắn bó với văn hóa dân gian, vừa qua đời sáng 24/4 tại Hà Nội.
16:59 - 24/04/2024
167 lượt xem

'Bỏ túi' những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Nội dịp 30/4 - 1/5

Hà Nội với hơn 1.000 năm lịch sử, cùng với những di tích lịch sử mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đến những nơi sôi động thu hút đông đảo giới trẻ, du...
14:59 - 24/04/2024
221 lượt xem

Về Điện Biên dịp lễ 30-4 và 1-5 trong không khí đại lễ hào hùng

Mảnh đất Điện Biên anh hùng là địa chỉ đỏ không thể bỏ lỡ trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, để du khách hòa mình vào không khí đặc biệt của sự kiện 70 năm...
12:10 - 24/04/2024
304 lượt xem

Chuyện của Pao dự Liên hoan phim ASEAN ở London

Tối 22-4 (giờ địa phương), Liên hoan phim ASEAN 2024 khai mạc tại London, với sự tham dự của gần 200 khách mời là đại diện các phái đoàn ngoại giao tại...
09:35 - 24/04/2024
371 lượt xem

220 năm quốc hiệu Việt Nam, nhiều lần thay đổi và 'hồi sinh'

Cách đây 220 năm, vua Gia Long đã chọn quốc hiệu Việt Nam để đặt tên đất nước thống nhất sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc.
08:28 - 24/04/2024
367 lượt xem