19
/
56543
“Cô Đẩu” Công Lý vào vai người chồng gia trưởng, độc đoán và vũ phu
co-dau-cong-ly-vao-vai-nguoi-chong-gia-truong-doc-doan-va-vu-phu
news

“Cô Đẩu” Công Lý vào vai người chồng gia trưởng, độc đoán và vũ phu

Thứ 5, 28/12/2017 | 12:59:56
1,400 lượt xem

“Mảnh đất lắm người nhiều ma” – tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khắc Trường ra đời năm 1990, tái hiện bức tranh nông thôn trong thời kỳ đổi mới được dựng thành kịch trên sân khấu Kịch Hà Nội. Trong vở này, NSƯT Công Lý đã rất xuất sắc khi hoá thân thành người chồng gia trưởng, độc đoán và vũ phu.

Vào 20h ngày 27/12 Nhà hát Kịch Hà Nội đã công diễn vở “Mảnh đất lắm người nhiều ma” (Tác giả: Tiến sỹ Lê Mạnh Hùng, đạo diễn: NSND Lê Hùng) đã được công diễn trước Hội đồng Nghệ thuật TP. Hà Nội. Vở diễn dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của nhà văn Nguyễn Khắc Trường ra đời năm 1990. Tiểu thuyết được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về chủ đề nông thôn của tác giả.

Vở diễn “Mảnh đất lắm người nhiều ma” mở ra một không gian và bối cảnh nông thôn miền Bắc trong thời kỳ đổi mới. Câu chuyện xoay quanh mối thù hận, tranh chấp, đấu đá kéo dài từ nhiều đời giữa hai dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá ở làng Giếng chùa, mà đại diện chính là ông Vũ Đình Phúc (Trưởng họ Vũ) và anh em nhà Trịnh Bá Hàm (Trưởng họ Trịnh), Trịnh Bá Thủ (em ông Hàm, Bí thư Đảng uỷ xã). Sự đấu đá cá nhân đó còn được đẩy lên thành việc kéo bè kéo cánh, xây dựng bè phái trong bộ máy chính quyền xã.

NSƯT Công Lý trong vai ông Hàm bị bắt sau khi chủ mưu vụ đào mộ dòng họ Vũ Đình.

NSƯT Công Lý trong vai ông Hàm bị bắt sau khi chủ mưu vụ đào mộ dòng họ Vũ Đình.

Vì mối thù dòng họ, vì nỗi hận cá nhân mà họ sẵn sàng không từ thủ đoạn để hãm hại nhau, hạ bệ nhau bất chấp lợi ích chung và xu thế phát triển chung của xã hội. Những con người ấy vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân, vừa đáng thương, vừa đáng trách. Những hệ luỵ từ mối thù truyền kiếp này khiến cho số phận những con người như bà Son, Đào, Tùng, ông Hàm, ông Thủ, ông Phúc ... bị rơi vào vòng xoáy khắc nghiệt tưởng chừng như không có hồi kết. Vở diễn thể hiện sâu sắc những vấn đề chìm và nổi, bề mặt và chiều sâu của các vấn đề gia tộc và dòng họ, hôn nhân và gia đình, các mối quan hệ công và tư, quan hệ làng xóm và lề thói nông xã ...

Tuy vậy, bên cạnh những thế lực đen tối vẫn có những người Đảng viên tốt dám vượt lên định kiến của dòng tộc, muốn xoá bỏ những bóng đen hắc ám trong chi bộ Đảng, muốn làm trong sạch đội ngũ để xây dựng quê hương vững mạnh như Tùng, ông Chỉnh (cựu quân nhân).

Đồng thời, mối tình của Tùng (họ Vũ Đình) và Đào (con gái ông Hàm - họ Trịnh Bá) - những con người của thế hệ mới như một tia hy vọng, mối lối thoát cho bế tắc này. Tình yêu và hôn nhân của họ chắc chắn sẽ đủ sức mạnh để xoá tan mọi thù hằn, mâu thuẫn truyền kiếp giữa hai dòng họ.

Vở diễn có sự tham gia của NSƯT Công Lý, NSƯT Linh Huệ, NS Hoàng Sơn, NS Tiến Minh, NS Tuấn Quang, NS Thanh Tùng, NS Tiến Huy, NS Thuỳ Linh, NS Trần Tuấn, NS Diệu Linh ... và tập thể nghệ sĩ Nhà hát Kịch Hà Nội trình diễn.

Chuyện tình của cặp đôi Tùng - Đào đã phần nào giúp hoá giải sự hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ.

Chuyện tình của cặp đôi Tùng - Đào đã phần nào giúp hoá giải sự hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ.

Trong vở kịch, NSƯT Công Lý vào vai Trịnh Bá Hàm, một người bị thọt chân, gia trưởng, bảo thủ và vũ phu. Chính ông Hàm là người đã châm lại “ngòi lửa” giữa hai dòng họ Trịnh - Vũ. Và cũng chính ông Hàm là người đã khiến bà Son phải sống một cuộc đời như phận tôi - tớ trong nhà dù mang tiếng là vợ. Ông Hàm còn là người đã đẩy em trai mình là Bí thư Trịnh Bá Thủ ngày càng lún sâu vào những toan tính và tội ác.

Ông Hàm chỉ thực sự thức tỉnh khi bà Son - vợ ông nhảy xuống sông để tự giải thoát cho cuộc đời khổ ải của mình và người em trai Bí thư xã bị bắt về những việc làm sai trái. Chi tiết cuối vở kịch, khi ông Hàm cho phép Tùng chít khăn tang để chịu tang cho bà Son đã khiến rất nhiều người xúc động. Đó không đơn thuần là một thông điệp về việc xoá bỏ thù hận mà còn là thông điệp lớn lao về quy luật "nhân quả" trong cuộc đời.

Theo Hà Tùng Long/Dân Trí

  • Từ khóa

Tái bản tác phẩm về cuộc đời của Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1.5.1904 - 1.5.2024), Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện ký đặc sắc 'Trần...
16:25 - 25/04/2024
318 lượt xem

Ngày hội Gia đình Việt Nam 2024: "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25 đến ngày 29/6/2024 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng với sự tham gia của...
15:19 - 25/04/2024
358 lượt xem

Hơn 200 hiện vật, hình ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ trong triển lãm Quân khu 7 viết tiếp bản hùng ca

Hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ được giới thiệu trong triển lãm 'Quân khu 7 - Viết tiếp bản hùng ca'.
15:00 - 25/04/2024
383 lượt xem

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm 2024 tại thành phố Hà...
12:00 - 25/04/2024
437 lượt xem

Trao giải cuộc thi viết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới" lần thứ ba thu hút hơn 600 tác phẩm báo chí và đã có 38 tác phẩm đoạt giải.
10:09 - 25/04/2024
475 lượt xem