190
/
89977
Khi nào có vaccine nCoV?
khi-nao-co-vaccine-ncov
news

Khi nào có vaccine nCoV?

Thứ 5, 16/04/2020 | 11:00:55
282 lượt xem

Nhiều nhà khoa học dự tính trong 12-18 tháng mới có vaccine nCoV, nhưng một số cho biết có thể sẽ sớm hơn trong vài trường hợp.

Nhiều tổ chức tham gia cuộc đua tìm vaccine nCoV cho rằng sớm nhất vào tháng sáu sẽ có vaccine ứng dụng. Điều này đi ngược với tuyên bố của nhiều nhà khoa học rằng vaccine chỉ có thể đưa vào thực tiễn trong vòng một hoặc một năm rưỡi. Đây vẫn là cuộc tranh luận của giới hàn lâm. Tuy nhiên, có thể thấy đại dịch Covid-19 đã bắt buộc thay đổi hầu như mọi bước trong quy trình tạo ra một loại vaccine mới.        

Theo Marian Wentworth, Chủ tịch và CEO của một tổ chức toàn cầu phi lợi nhuận chuyên xây dựng hệ thống y tế có trụ sở tại Massachusetts: "Nếu nói đến một loại vaccine sử dụng cho một chiến dịch tiêm chủng hàng loạt trên toàn cầu thì 12-18 tháng có lẽ là đúng".

Tuy nhiên, bà đánh giá với một loại vaccine thử nghiệm được cho là đủ an toàn và hiệu quả để triển khai một cách hạn chế thì có thể ứng dụng sớm hơn. Vaccine dạng này sẽ được dùng cho nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như nhân viên y tế. Việc này từng có tiền lệ với dịch Ebola khi một loại vaccine được ứng dụng theo quy tắc khẩn cấp do cơ quan quản lý thuốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt. Vì thế, viễn cảnh về một loại vaccine triển khai trong phạm vi hạn chế là hoàn toàn có thể xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng tới.

Một ví dụ trong trường hợp này là loại vaccine của nhóm nghiên cứu từ Đại học Oxford của Anh. Giáo sư Adrian Hill chia sẻ vaccine có thể sẵn sàng đưa vào sử dụng vào mùa hè này. Kịch bản được đánh giá là "đầy tham vọng và có thể thay đổi". Bởi với số lượng sản xuất lớn và trải qua các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba thì rất khó để có một loại vaccine trước mùa thu, thậm chí dù là trong khả năng tốt nhất có thể.

Các chuyên gia nghiên cứu vaccine trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Boston Globe.

Các chuyên gia nghiên cứu vaccine trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Boston Globe.

Thông thường, một loại vaccine được phát triển trong phòng thí nghiệm trước khi thử nghiệm trên động vật. Nếu chứng minh được độ an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch trong giai đoạn tiền lâm sàng, nó có thể được thử nghiệm trên người hoặc lâm sàng. Quá trình này được chia ra thành ba giai đoạn. Mỗi bước cần nhiều thời gian cũng như sự tham gia của nhiều người hơn giai đoạn trước đó.

Ở giai đoạn một, thử nghiệm thiết lập độ an toàn của vaccine trong một nhóm nhỏ những người khỏe mạnh. Mục tiêu là loại trừ các tác dụng phụ gây suy nhược. Giai đoạn hai và ba thử nghiệm mức độ hiệu quả và thường được tiến hành ở những nơi phổ biến bệnh hay tâm dịch. Song song các đợt thử nghiệm hai và ba, nhà sản xuất bắt đầu chuẩn bị để nhà máy có khả năng sản xuất với quy mô lớn. Đây cũng là thời gian mà các cơ quan quản lý đánh giá cấp phép.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Y học New England xuất bản ngày 30/3, đại diện Liên minh vì đổi mới phòng chống dịch bệnh (Cepi), tổ chức phi lợi nhuận đang hỗ trợ tài chính và điều phối phát triển vaccine Covid-19, đã chia sẻ một phiên bản tăng tốc của quy trình này mà họ tin rằng sẽ phù hợp cho đại dịch.        

Ở đây, các bước thử nghiệm lâm sàng ở động vật và giai đoạn một - tức thử nghiệm trên một nhóm nhỏ những người khỏe mạnh được thực hiện song song. Trong lúc này, đơn vị sản xuất đồng thời tăng cường năng lực sản xuất số lượng lớn để tính toán các rủi ro tài chính, tìm kiếm sự hỗ trợ hay hậu thuẫn từ các Chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Sản xuất hàng loạt được đánh giá là mấu chốt quan trọng trong một đại dịch bởi có thể thế giới sẽ cần hàng trăm triệu hay thậm chí hàng tỷ liều vaccine.

"Hiện nay mọi người đánh giá quy trình cấp phép vaccine thông thường là quá lâu và không hữu ích trong bối cảnh đại dịch", Beate Kampmann, người đứng đầu trung tâm vaccine tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London (Anh) cho biết.

Trong quá khứ, một loại vaccine phải mất 10-20 năm mới có thể được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, giờ đây mô hình tăng tốc đang được hiện thực hóa. Hãng công nghệ sinh học Moderna tại Boston (Mỹ) đã bước vào thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người vào giữa tháng 3, chỉ 10 tuần sau khi trình tự di truyền đầu tiên của virus Sars-CoV-2 được chia sẻ. Nhiều nhóm nghiên cứu khác cũng cho biết sẽ sớm thử nghiệm vaccine trên người.        

"Chúng tôi giờ đây có thể tiếp cận các loại vaccine nhanh hơn nhiều. Quá trình nâng cấp công nghệ chúng ta nhìn thấy trong năm năm qua đã thật sự tạo ra khác biệt", Kampmann, người từng tham gia nhóm nghiên cứu chống lại dịch Ebola ở châu Phi nhận định.

Mặc dù vậy, nhiều rào cản đang chờ đợi một loại vaccine nCoV ở phía trước. Những loại hình phát triển nhanh có thể sẽ gặp phải một số vấn đề sau này. Công nghệ đổi mới của Moderna cho phép tạo một loại vaccine nhanh chóng nhưng cho đến nay, chưa có loại vaccine nào sử dụng công nghệ này được cấp phép.        

Tại Viện Pasteur ở Paris (Pháp), một loại vaccine cho Covid-19 vẫn đang trong giai đoạn phát triển tiền lâm sàng. Tuy nhiên, nhờ hậu thuẫn bởi công nghệ đã được ứng dụng trước đó với vaccine sởi đã được cấp phép, quá trình thử nghiệm và cấp phép có thể sẽ diễn ra nhanh hơn. Loại vaccine này được kỳ vọng có thể được sản xuất với số lượng lớn.        

Mặc dù rất khó để rút gọn quá trình thử nghiệm mà vẫn duy trì an toàn và hiệu quả, nhiều cách thức thử nghiệm vaccine được đề xuất có thể được thử nghiệm nhanh hơn mà không phải đánh đổi tính chính xác của khoa học. Ví dụ hồi tháng hai, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố một dự thảo cho phép các thử nghiệm giai đoạn hai và ba có thể thử nghiệm đồng thời nhiều loại vaccine cùng lúc, trong phạm vi các thử nghiệm đa quốc gia theo các tiêu chí được tiêu chuẩn hóa.

Một đề xuất khác là tiến hành các thử nghiệm thử thách ở người. Ở đó, các tình nguyện viên khỏe mạnh sẽ được tiêm vaccine và sau đó bị truyền nhiễm Sars-CoV-2. Nhưng việc này lại mang rủi ro về tính đạo đức và hiệu quả khi các nhà khoa học vẫn chưa lý giải vì sao có những bệnh nhân Covid-19 trẻ, khỏe rơi vào tình trạng nguy kịch và phải sử dụng đến máy thở. Nhóm nghiên cứu lâm sàng Hvivo tại London (Anh) cũng đang thử nghiệm tương tự. Họ mời các tình nguyện viên nhiễm các loại virus corona nhẹ hơn. Tuy nhiên, câu hỏi ở đây lại là liệu có thể áp dụng kết quả này để ngăn chặn Sars-CoV-2.        

Trong khi đó, vẫn còn khá nhiều câu hỏi chưa có lời đáp về Covid-19. Liệu vaccine sẽ bảo vệ con người trong bao lâu hay những người đã khỏi bệnh có thể mắc lại hay không vẫn là những dấu hỏi lớn. Đã có ghi nhận về những trường hợp tái dương tính nhưng hiện tượng này vẫn chưa được sáng tỏ nguyên do. "Nếu cơ thể không thể ngăn chặn việc tái nhiễm bệnh, đây lại là một dấu hiệu nguy hiểm", Wentworth nhận định.        

Một khi được cấp phép, vẫn còn những trở ngại chính trị để vaccine có thể đến với nơi thật sự cần. Bởi mỗi quốc gia hay khu vực pháp lý y tế công cộng phải đưa ra những quyết định riêng. Quyền ưu tiên cũng là một vấn đề. Câu hỏi là liệu ai sẽ có trước nếu nguồn cung là hạn chế?

Một loại vaccine chính thức được lưu hành trong vòng một năm sau đồng nghĩa thời điểm đại dịch có thể đã kết thúc. Tuy nhiên, mọi nỗ lực không phải là lãng phí. Đầu tiên là vì Covid-19 có thể tái phát theo mùa. Hai là vaccine có thể được sử dụng trong trường hợp xuất hiện một loại virus corona khác. Điều này có nghĩa dù có thể không giúp ít được nhiều trong hiện tại nhưng các kết quả nghiên cứu sẽ giúp bảo vệ nhân loại tốt hơn trong tương lai.        

Theo Trương Sanh/VnExpress

https://vnexpress.net/vaccine/khi-nao-co-vaccine-ncov-4085037.html 

  • Từ khóa

Thịt gà có nhiều cholesterol không?

Ăn thịt gà như một phần của chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp kiểm soát mức cholesterol. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào phần thịt gà mà một người...
07:19 - 19/04/2024
18 lượt xem

9 bí quyết sống trường thọ của người dân Okinawa

Okinawa (Nhật) được biết đến là hòn đảo trường thọ. Không những thế, tỉ lệ mắc các bệnh như tim mạch, đột quỵ, ung thư của người dân nơi đây thấp hơn so...
10:44 - 18/04/2024
512 lượt xem

Bị đầy hơi, khó tiêu: 5 loại trà thảo dược giúp mau khỏi

Đầy hơi là một trong những vấn đề về tiêu hóa phổ biến nhất. Tình trạng này có thể do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như ăn quá nhiều trong một bữa, ăn...
08:59 - 18/04/2024
934 lượt xem

Nhìn mọi vật theo cách này, 12 năm sau coi chừng bệnh nan y

Đôi mắt có thể giúp dự đoán một trong những nhóm bệnh nan y mà thế giới đang vật lộn để tìm thuốc chữa tận 12 năm trước khi khởi phát.
10:12 - 18/04/2024
543 lượt xem

TPHCM: Phát hiện bé gái 8 tuổi thủng ruột nặng sau cơn đau bụng ở trường

Đang ở trường học, bé gái 8 tuổi bất ngờ đau bụng và ói 3 lần ra thức ăn sáng. Khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị thủng...
13:45 - 17/04/2024
1,007 lượt xem