190
/
86932
Không chấm chung nước mắm để phòng virus corona
khong-cham-chung-nuoc-mam-de-phong-virus-corona
news

Không chấm chung nước mắm để phòng virus corona

Thứ 7, 22/02/2020 | 14:52:38
741 lượt xem

Vi khuẩn, virus có thể truyền từ đũa của mỗi người qua chén nước mắm chấm chung xâm nhập vào cơ thể, lây nhiễm sang người lành.

Có một số thói quen ăn uống của người Việt không tốt cho sức khỏe. Trong bữa ăn, mọi người có thói quen dùng chung một bát nước mắm/bát muối, dùng đũa của mình tiếp thức ăn cho người khác. Một số người còn dùng đôi đũa đang ăn của mình "khua khoắng" đồ ăn trên đĩa thức ăn...

Thói quen ăn uống không đúng có thể là nguyên nhân để đưa vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, nhất là hiện nay có dịch bệnh Covid-19.

Chấm chung nước mắm có thể là đường lây bệnh truyền nhiễm.

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, cần thay đổi thói quen ăn uống đảm bảo vệ sinh trong ăn uống như:

Trên bàn ăn cần có thìa (muỗng)/đôi đũa sạch để dùng chung. Tiếp thức ăn cho người khác hoặc lấy thức ăn cho mình bằng đôi đũa/thìa dùng chung.

Không để thìa/đũa dùng chung khi lấy thức ăn chạm vào bát ăn của mình hay bát của người khác cùng mâm.

Mỗi người có bát nước chấm/đĩa muối riêng để dùng.

Ngoài ra, một số thói quen cần thay đổi hoặc tạm thời dừng lại trong thời kỳ dịch bệnh như "ăn mớm hay nhai mớm". Cách ăn này không phổ biến, nhưng vẫn còn diễn ra ở một số nơi.

Ngoài việc bón cơm nhai, một số người còn mớm uống nước và nước hoa quả cho trẻ. Khi cho trẻ ăn bột, một số người có thói quen cho thìa bột vào miệng mình để ngậm cho nguội trước khi bón cho trẻ. Những thói quen trên không đảm bảo vệ sinh, là nguồn lây bệnh truyền nhiễm qua đường ăn uống, đường hô hấp.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến
Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng

Nguồn VnExpress

  • Từ khóa

5 món ăn là "ổ sán" khiến nhiều người Việt phải nhập viện

Bệnh nhân sán lá gan thường có triệu chứng đau tức vùng gan, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tắc mật, ứ mật, vàng da.
17:17 - 29/03/2024
29 lượt xem

Có nên tự mua thuốc kháng đông về uống phòng đột quỵ?

Thời gian qua nhiều người lo sợ bị đột quỵ nên mua thuốc kháng đông về uống. Bác sĩ cảnh báo, uống thuốc kháng đông không đúng chỉ định là rất nguy...
14:59 - 29/03/2024
76 lượt xem

Cảnh giác những triệu chứng nhồi máu cơ tim "lạ": Có cả đau bụng, tiêu chảy

Bác sĩ cảnh báo, một trong những biểu hiện hiếm gặp nhất của nhồi máu cơ tim là tiêu chảy. Có trường hợp đau bụng kéo dài khiến bệnh nhân tưởng bị viêm...
13:59 - 29/03/2024
111 lượt xem

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh dại

Bệnh dại là bệnh do virus lây truyền từ động vật sang người, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, nhưng có thể phòng ngừa bằng vắc xin.
09:59 - 29/03/2024
205 lượt xem

Ăn thịt như thế nào để giúp giảm cân?

Thịt rất giàu dinh dưỡng nên là thành phần không thể thiếu trong nhiều chế độ ăn uống lành mạnh. Mọi người thường nghĩ chế độ ăn ưu tiên thịt có thể gây...
08:44 - 29/03/2024
245 lượt xem