190
/
86889
Cơ chế gây chết người của virus corona
co-che-gay-chet-nguoi-cua-virus-corona
news

Cơ chế gây chết người của virus corona

Thứ 6, 21/02/2020 | 14:59:11
862 lượt xem

Tổn thương gây ra bởi nCoV đôi khi không chỉ do virus mà đến từ chính hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh.

Số người chết vì virus corona liên tục tăng, thậm chí ở cả các bác sĩ tuyến đầu chống dịch, đặt ra một câu hỏi căn bản: làm thế nào virus khiến con người bị ốm, làm thế nào chúng giết một số người?

Chưa ai rõ vì sao nCoV gây tỷ lệ tử vong khá khiêm tốn trên bệnh nhân - 2% số người nhiễm theo số liệu hiện có. Dựa trên tài liệu sẵn có về các bệnh tương tự như SARS, các chuyên gia giả thiết sự khác biệt giữa nhiễm trùng gây chết người và một cơn cảm lạnh nặng. Điều này có thể phụ thuộc vào tương tác giữa virus và hệ thống miễn dịch.

Thông thường, virus tấn công và giết chết các tế bào. Yếu tố quyết định tính nghiêm trọng của bệnh là tình trạng miễn dịch theo tuổi tác, giới tính, di truyền và bệnh lý tiềm ẩn. Tổn thương ban đầu do virus có thể gây ra phản ứng miễn dịch quá mạnh, thậm chí phản tác dụng.

Matthew Frieman, một chuyên gia về virus tại Trường Y, Đại học Maryland cho biết: "Điều đầu tiên xảy ra sau khi nhiễm virus là các tổn thương nguyên phát và sự tấn công ồ ạt của tế bào gây viêm. Tổn thương này lớn đến mức hệ miễn dịch của cơ thể hoàn toàn bị choáng ngợp, gây ra phản ứng mạnh hơn, giải phóng thêm nhiều tế bào miễn dịch, dẫn đến những tổn thương khác".

Nhân viên y tế làm việc trong một phòng thí nghiệm tại Trung Quốc. Ảnh: AFP 

Virus corona lây lan khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, các giọt dịch thể bắn vào trong không khí, phát tán virus một cách rộng rãi, khiến chúng dính lên các bề mặt. Người khỏe mạnh chạm vào và vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm đặc biệt cao bởi họ phải tiếp xúc với một lượng lớn virus trong quá trình điều trị. Việc dùng máy thở cho người bệnh cũng có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh.

Sau khi lây nhiễm, virus bắt đầu nhân lên trong tế bào đường hô hấp. Các chủng corona gây cảm lạnh thông thường dễ dẫn đến viêm đường hô hấp trên. Trong khi đó, SARS có xu hướng xâm nhập sâu vào phổi. Theo giáo sư Frieman, nếu virus corona đủ mạnh, các tế bào chết bị bong ra và tích tụ trong đường hô hấp, gây khó thở.

Anthony Fehr, chuyên gia về virus tại Đại học bang Kansas, cho hay: "Nếu virus nhân lên nhanh chóng, trước khi cơ thể có cơ hội ngăn ngừa bằng phản ứng miễn dịch, hoặc nếu phản ứng miễn dịch xảy ra quá muộn, cơ thể không thể kiểm soát virus và bắt đầu trở nên rối loạn".

Các nhà khoa học gọi đây là "cơn bão cytokine" (Hội chứng phóng thích cytokine), xảy ra khi hệ thống miễn dịch kích hoạt lượng lớn tế bào đến phổi để bảo vệ cơ thể. Khi đó, không chỉ virus, chính hệ thống này cũng gây tổn hại cho người bệnh.

Erica S. Shenoy, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, cho biết: "Kinh nghiệm điều trị các loại bệnh hô hấp khác cho thấy, đây là sự kết hợp giữa virus gây tổn thương đường hô hấp, nhiễm trùng thứ cấp và yếu tố tương tác với phản ứng miễn dịch".

Điều gây ra phản ứng sai lệch giữa hệ thống miễn dịch và các loại hô hấp bao gồm tuổi tác, các bệnh mạn tính tiềm ẩn như tiểu đường, huyết áp cao.

Giáo sư Fehr cho hay: "Mỗi người đều khác nhau. Có rất nhiều yếu tố đan xen khi bạn nghiên cứu từng cá nhân, vì sao họ tử vong sau khi nhiễm virus hay họ đã sống sót như thế nào".

Vineet Menachery, một chuyên gia về virus tại Cơ sở Y khoa Đại học Texas, đặt ra giả thiết, nCoV có cơ chế hoạt động tương tự SARS. Khi xâm nhập sâu vào phổi, nó có thể phá hủy phế nang - "túi đựng" oxy của cơ thể. Tổn thương gia tăng khiến mô phổi cứng lại. Tim phải làm việc nhiều hơn để bơm lượng oxy hiếm hoi đến các cơ quan khác.

"Thứ khiến cho chủng virus mới nguy hiểm là do bệnh nhân bị mất chức năng phổi, gây áp lực lên mọi cơ quan trong cơ thể bạn", giáo sư Menachery nói.

Ở những bệnh nhân đã hồi phục, phản ứng của hệ thống miễn dịch thành công: giảm viêm và loại bỏ virus. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa rõ về kết quả lâu dài ở những người bệnh này. Có thể sau khi khỏi bệnh họ được bảo vệ bởi miễn dịch và sẽ không bị nhiễm lại. Họ có thể nhiễm lại với triệu chứng nhẹ hơn, mà thậm chí có thể không được bảo vệ gì hết. Họ cũng có thể có miễn dịch chỉ một thời gian ngắn. Đó là một câu hỏi khác về chủng virus corona này.

Theo VnExpress

https://vnexpress.net/suc-khoe/co-che-gay-chet-nguoi-cua-virus-corona-4058153.html

  • Từ khóa

4 tách cà phê hoặc 2 tách trà, giảm mạnh nguy cơ đột quỵ, ung thư

Một nghiên cứu theo dõi gần 2.500 người gần 70 tuổi trong 11 năm cho thấy cà phê và trà có thể là "bí quyết trường sinh".
16:45 - 28/03/2024
62 lượt xem

Từ vụ nữ điều dưỡng cứu du khách ngưng tim ở Đà Nẵng: Đừng bỏ quên dạy sơ cấp cứu

Từ vụ nữ điều dưỡng cứu du khách ngưng tim ở Đà Nẵng, các chuyên gia nhận định mỗi người cần trang bị kỹ năng sơ cấp cứu để dùng trong trường hợp cấp...
14:40 - 28/03/2024
90 lượt xem

Hơn 45.000 người Việt vào viện vì giun từ "thú cưng" chui vào da, gan, não

Khi thâm nhập vào cơ thể, trứng giun đũa chó mèo chỉ phát triển thành ấu trùng và di chuyển khắp cơ thể người.
10:40 - 28/03/2024
336 lượt xem

Nhật Bản: Thêm một người tử vong sau khi sử dụng thực phẩm chức năng của Hãng Kobayashi

Theo Hãng tin Kyodo, Bộ Y tế Nhật Bản và Hãng dược phẩm Kobayashi ngày 26-3 thông báo đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong và hơn 100 người phải nhập viện sau...
07:43 - 28/03/2024
279 lượt xem

Cảnh báo một số hóa chất gia dụng có thể gây nguy hiểm cho não bộ

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trường Y thuộc Đại học Case Western Reserve (Mỹ) đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về mối nguy hiểm mà một số hóa chất gia dụng...
15:05 - 27/03/2024
686 lượt xem