190
/
80396
Thuốc mới 'đánh bật' các protein gây ung thư
thuoc-moi-danh-bat-cac-protein-gay-ung-thu
news

Thuốc mới 'đánh bật' các protein gây ung thư

Thứ 5, 10/10/2019 | 07:48:32
949 lượt xem

Thuốc PROTAC kết hợp cùng thuốc trị ung thư Imatinib sẽ phá vỡ phức hợp protein gây bệnh, trong đó có bạch cầu dòng tủy mạn tính.

Nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học Đại học Yale cùng Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon thực hiện, công bố ngày 7/10 trên tạp chí Cancer Research. PROTAC là viết tắt của cụm từ "proteolysis targeting chimera", trong đó Proteolysis là sự phân giải protein, còn Chimera lấy từ hình mẫu quái vật đuôi rắn, mình dê đầu sư tử trong thần thoại Hy Lạp. Công nghệ này đã được phát triển trong hơn 20 năm và lần đầu tiên công bố vào năm 2001.

Giống như quái vật Chimera, PROTAC bao gồm ba bộ phận là phần đầu - chính là bộ phận sẽ lao vào protein gây bệnh, phần đuôi là protein Ligase với chức năng tấn công mục tiêu, phần thân là một chuỗi phân tử liên kết hai phần đầu và đuôi.

Liệu pháp kết hợp nhiều loại thuốc với nhau có thể tác dụng tốt hơn so với phương pháp điều trị đơn lẻ. Ảnh: Massivesci. 

Protein là cỗ máy phân tử đặc biệt trong các tế bào. Các protein Rogue ABL1 (có liên quan tới ung thư máu) kết hợp với các protein khác để chỉ thị các tế bào ung thư bạch cầu dạng tủy mạn tính (CML) sao chép "vô tội vạ", dẫn đến sự tăng trưởng của tế bào ung thư (khối u). Về bản chất, thuốc Imatinib ngăn chặn sự liên kết này, là loại thuốc đặc trị từ rất lâu. Theo thống kê, 80% bệnh nhân CML phải sử dụng thuốc suốt đời; 20% còn lại sẽ bị kháng thuốc bởi bệnh tiến triển quá nhanh.

Vì thế, thay vì chỉ sử dụng Imatinib để chặn đứng sự liên kết đó lại, thuốc PROTAC sử dụng một quy trình đào thải tự nhiên trong cơ thể để khôi phục lại các protein không mong muốn. PROTAC bám vào protein gây bệnh và sau đó sẽ "chiêu mộ" các protein khác trong cơ thể gọi là Ligase (một enzyme xúc tác) rồi đánh dấu phân tử không mong muốn là "rác". Ngay lập tức, hệ thống xử lý chất thải tự nhiên trong cơ thể sẽ loại những protein gây bệnh đó.

CML là dạng ung thư ảnh hưởng đến tủy xương và máu. Nó khiến tủy sản xuất quá nhiều tế bào bạch cầu, dẫn đến tăng trưởng khối u. Người mắc căn bệnh này chiếm khoảng 15% bệnh nhân ung thư bạch cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 100.000 người trên thế giới mắc bệnh CML mỗi năm.

Theo Minh Ngân/VnExpress

 (Nguồn Massivesci)

  • Từ khóa

5 món ăn là "ổ sán" khiến nhiều người Việt phải nhập viện

Bệnh nhân sán lá gan thường có triệu chứng đau tức vùng gan, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tắc mật, ứ mật, vàng da.
17:17 - 29/03/2024
75 lượt xem

Có nên tự mua thuốc kháng đông về uống phòng đột quỵ?

Thời gian qua nhiều người lo sợ bị đột quỵ nên mua thuốc kháng đông về uống. Bác sĩ cảnh báo, uống thuốc kháng đông không đúng chỉ định là rất nguy...
14:59 - 29/03/2024
118 lượt xem

Cảnh giác những triệu chứng nhồi máu cơ tim "lạ": Có cả đau bụng, tiêu chảy

Bác sĩ cảnh báo, một trong những biểu hiện hiếm gặp nhất của nhồi máu cơ tim là tiêu chảy. Có trường hợp đau bụng kéo dài khiến bệnh nhân tưởng bị viêm...
13:59 - 29/03/2024
161 lượt xem

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh dại

Bệnh dại là bệnh do virus lây truyền từ động vật sang người, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, nhưng có thể phòng ngừa bằng vắc xin.
09:59 - 29/03/2024
247 lượt xem

Ăn thịt như thế nào để giúp giảm cân?

Thịt rất giàu dinh dưỡng nên là thành phần không thể thiếu trong nhiều chế độ ăn uống lành mạnh. Mọi người thường nghĩ chế độ ăn ưu tiên thịt có thể gây...
08:44 - 29/03/2024
287 lượt xem