190
/
69791
12 bệnh có thể khiến bạn bỏ mạng chỉ trong một ngày
12-benh-co-the-khien-ban-bo-mang-chi-trong-mot-ngay
news

12 bệnh có thể khiến bạn bỏ mạng chỉ trong một ngày

Thứ 2, 28/01/2019 | 14:07:53
791 lượt xem

Một số bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể gây chết người trong vòng 24 giờ đồng hồ hoặc ít hơn. Từ đột quỵ đến các bệnh do muỗi truyền, dưới đây là những gì bạn cần biết.

benh 2.jpg

Đột quỵ

Là nguyên nhân gây tử vong thứ năm ở Mỹ, cứ sau bốn phút lại có người chết vì đột quỵ ở nước này, theo Hội Đột quỵ Mỹ. Đột quỵ xảy ra khi cục máu đông gây tắc mạch máu (hoặc vỡ mạch máu) trong não, cắt đứt nguồn oxy đến não. Trong trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ (nhồi máu não), các loại thuốc phá huyết khối có thể cứu tính mạng bệnh nhân, nhưng cần phải dùng trong vòng ba giờ.

benh 3.jpg

 Sốt rét

Sốt rét là bệnh do muỗi truyền có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Một týp ký sinh trùng sốt rét cụ thể là P. falciparum có thể đe dọa đến tính mạng. Ký sinh trùng sốt rét nhanh chóng phá hủy các tế bào hồng cầu, là tế bào đóng vai trò chính trong việc cung cấp oxy cho các mô cơ thể. Trong trường hợp này bệnh nhân cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

benh 4.jpg

 Sốt xuất huyết nặng

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền gây ra các triệu chứng giống như cúm và một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, đau đầu nhiều và đau khớp. Tuy nhiên, bệnh có thể phát triển thành một biến chứng gọi là sốt xuất huyết nặng, biểu hiện bởi đau bụng dữ dội và nôn không ngừng, có thể gây tử vong. Bệnh nhân cần được khám và điều trị trong vòng 24 đến 48 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng này. Không giống như sốt rét, không có thuốc để ngăn ngừa sốt xuất huyết. Tất cả những gì bạn có thể làm là sử dụng các chế phẩm xua muỗi, ngăn không để bị muỗi đốt.

benh 5.jpg

Ngừng tim đột ngột

Đây là thủ phạm giết chết 325.000 người lớn tại Mỹ mỗi năm – hay gặp nhất ở là ở người lớn độ tuổi 30 và 40, và nam giới có nguy cơ tăng hơn. Không giống như cơn đau tim, đột tử do ngừng tim thường là do rối loạn nhịp tim (tim đập bất thường). TỬ vong sẽ xảy ra trong vòng vài phút, nếu không được điều trị.

benh 6.jpg

Dịch hạch thể phổi

Lây truyền qua vết cắn của bọ chét nhiễm bệnh hoặc qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, dịch hạch thể phổi, hay gặp nhất ở châu Phi, có thể gây tử vong sau 18 đến 24 giờ nếu không được điều trị nhanh chóng bằng kháng sinh, theo WHO.

benh 7.jpg

Nhiễm trùng máu do não mô cầu

Vi khuẩn não mô cầu có thể gây ra một bệnh hiếm gặp gọi là nhiễm trùng huyết do não mô cầu. Vi khuẩn có thể lưu hành trong máu và gây suy tạng và tử vong rất nhanh chóng. Có những bệnh nhân đến phòng cấp cứu với cảm giác không khỏe và tử vong tám giờ sau đó. Vie khuẩn tích cực phá hủy các mô rất dữ dội, khiến các mạch máu bị tắc và tứ chi hoạt tử nhanh chóng. Đây là bệnh nhiễm trùng đơn thuần đáng sợ nhất. Những người không còn lách, một cơ quan giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số loại vi khuẩn nhất định, sẽ có nguy cơ nhiều hơn. Điều trị tốt nhất là phòng ngừa bằng vắc-xin.

benh 8.jpg

 Bệnh tả

Ăn phải thức ăn hoặc nước nhiễm vi khuẩn Vibrio cholerae có thể dẫn đến tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng. Theo WHO, bệnh tả có thể gây sốc và giết chết người bệnh trong vòng vài giờ. Dung dịch bù nước đường uống hoặc dịch truyền tĩnh mạch là cần thiết để điều trị bệnh.

benh 9.jpg

 Nhiễm toan xê-tôn đái tháo đường

Biến chứng đe dọa tính mạng này của đái tháo đường (thường gặp nhất trong đái tháo đường týp 1) xảy ra khi nồng độ insulin thấp đến mức cơ thể phân hủy chất béo thành xê-tôn, chất này tích tụ và khiến máu bị nhiễm axit. Đau đầu, cứng cơ, buồn nôn và thở nhanh chỉ là một số triệu chứng. Điều trị bằng insulin và dịch, cần phải được thực hiện kịp thời, nếu không người bệnh có thể bị phù não, ngừng tim hoặc suy thận. Chỉ trong 24 giờ, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, tất cả đều dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.

benh 10.jpg

Nhiễm liên cầu nhóm A xâm lấn

Còn gọi là “nhiễm liên cầu ăn thịt người” hay viêm cân hoại tử, bệnh nhiễm trùng do một chủng vi khuẩn liên quan đến viêm họng liên cầu. (Điều này không có nghĩa là bạn phải lo lắng rằng viêm họng sẽ trở thành bệnh “ăn thịt người”). Một vết rách ở da có thể đưa vi khuẩn vào gây nhiễm trùng tiến triển nhanh chóng. Bệnh có thể bắt đầu như một nốt sưng đỏ, và trong vài giờ bạn gần như có thể nhìn thấy nó lan ra ngay trước mắt. Ví dụ, nếu bệnh bắt đầu ở bàn chân, nó sẽ nhanh chóng lan lên cẳng chân. Điều trị bao gồm xác định nhanh chóng, tiếp theo là kháng sinh và phẫu thuật để loại bỏ các mô bị bệnh. Cũng giống như não mô cầu, những người không còn lách có thể có nguy cơ cao hơn.

benh 11.jpg

Sốc nhiễm trùng

Nhiễm vi khuẩn vào máu (hay nhiễm trùng huyết, thường liên quan đến vi khuẩn gây viêm màng não) có thể khiến huyết áp tụt, một tình trạng gọi là sốc nhiễm trùng. Nếu được phát hiện, bệnh nhân phải nhập viện vào khoa hồi sức tích cực vì điều tị kịp thời chính là mấu chốt, nhưng nghiên cứu cho thấy chỉ 50% bệnh nhân được điều trị trong vòng 6 giờ. Cứ mỗi giờ sau đó, tỷ lệ sống giảm 7,6%.

benh 12.jpg

 Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS)

TSS là tình trạng nhiễm vi khuẩn trong máu khiến độc tố lan đến các tạng. (Thường liên quan đến việc sử dụng tampon.) Năm 2017, TSS từ vi khuẩn Staphylococcus aureus đã gây ra cái chết của một thiếu nữ 16 tuổi ở Canada. Cơ quan chức năng cho biết cô gái đã đi học về buổi tối hôm đó nhưng không bao giờ thức dậy vào sáng hôm sau.

benh 13.jpg

Vi-rút Hanta

Vi-rút Hanta, mà bạn có thể bị nhiễm sau khi tiếp xúc với phân, nước tiểu hoặc nước bọt của loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh, giết chết 38% số người bị bệnh. Vụ dịch đầu tiên xảy ra vào năm 1973, trong đó một người đàn ông bị khó thở, được đưa vào bệnh viện và đã chết rất nhanh. Thật không may, với các triệu chứng giống như cúm, bệnh có thể rất khó phát hiện. Khi nghi ngờ, các bác sĩ sẽ giữ bệnh nhân điều trị liên tục và theo dõi trong khoa hồi sức tích cực. Hantavirus là một trong những bệnh có thể mắc phải khi đi du lịch.

Cẩm Tú/Dân trí 

Theo RD

  • Từ khóa

5 dấu hiệu trên da cảnh báo gan bị tổn thương mà không biết

Tổn thương gan là tình trạng mà gan không thể thực hiện đủ các chức năng bình thường của cơ thể. Việc phát hiện sớm các tổn thương gan rất quan trọng vì...
18:08 - 16/04/2024
89 lượt xem

2/3 dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn H. pylori, phòng bệnh ra sao?

Việt Nam có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori cao, với ước tính 2/3 dân số mắc phải. Cẩn thận khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì việc vệ sinh dụng cụ...
14:23 - 16/04/2024
200 lượt xem

Ăn chuối gây tăng cân hay giúp giảm cân?

Những người muốn cải thiện sức khỏe thường được khuyên nên ăn nhiều trái cây và rau quả. Tuy nhiên, một số người lo ngại các loại trái cây có lượng đường...
11:54 - 16/04/2024
253 lượt xem

Xác định liên hệ chết người giữa vi khuẩn miệng và ung thư

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature chỉ ra một tác nhân thúc đẩy sự tiến triển của loại ung thư gây chết người hàng thứ 2 thế...
08:42 - 16/04/2024
324 lượt xem

Cần làm gì để giảm nguy cơ tái đột quỵ?

Cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não, ước tính có 25 trường hợp bị tái phát.
20:50 - 15/04/2024
613 lượt xem