190
/
692
Chưa hạ nhiệt sốt xuất huyết tay chân miệng đã tăng nhanh
chua-ha-nhiet-sot-xuat-huyet-tay-chan-mieng-da-tang-nhanh
news

Chưa hạ nhiệt sốt xuất huyết tay chân miệng đã tăng nhanh

Thứ 7, 26/08/2017 | 09:56:03
634 lượt xem

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo bên cạnh đối phó với dịch sốt xuất huyết (SXH) vẫn căng thẳng trên cả nước, ngành y tế không được lơ là với tay chân miệng bởi đã bắt đầu vào mùa bệnh, với hơn 51 nghìn ca mắc tay chân miệng từ đầu năm đến nay.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước đã vượt con số 100.000, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, với 26 người tử vong. Trong đó, Hà Nội lần đầu tiên trong lịch sử vượt TP Hồ Chí Minh về số ca mắc SXH, với gần 20 nghìn ca và đứng đầu cả nước.

Bên cạnh diễn biến sốt xuất huyết phức tạp, tay chân miệng cũng rất đáng lo ngại khi đang có xu hướng gia tăng.Bên cạnh diễn biến sốt xuất huyết phức tạp, tay chân miệng cũng rất đáng lo ngại khi đang có xu hướng gia tăng.

Dự báo số bệnh nhân SXH tiếp tục tăng cao bởi miền Bắc chính thức bước vào thời kỳ cao điểm mùa dịch (từ tháng 9 đến tháng 11), nhiều khả năng số bệnh nhân SXH trong năm 2017 trên cả nước sẽ vượt đỉnh năm có số ca SXH nhiều nhất trong 10 năm trở lại đây.

Tuy phải tập trung đối phó với SXH, GS Long nhắc nhở các địa phương không được chủ quan với các dịch bệnh khác. Hiện bắt đầu vào mùa bệnh tay chân miệng. Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 51.000 ca tại 63 tỉnh thành; tăng hơn 3%.

Trước dấu hiệu gia tăng của tay chân miệng, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đề nghị quan tâm triển khai chống dịch.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.

Đáng nói, có đến 71% người lành mang trùng (mang vi rút nhưng không biểu hiện bệnh), rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Bệnh có quanh năm và tăng mạnh vào tháng 3-tháng 5 và tháng 9- tháng 10.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, để phòng bệnh tay chân miệng, mọi người cần thường xuyên rửa sạch bàn tay cho trẻ và rửa sạch bàn tay người trông trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ; sau khi hắt hơi, hỉ mũi... Thường xuyên lau rửa sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, vật dụng học tập bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Cho các trường hợp mắc bệnh nghỉ học, không đến trường học, nhà trẻ trong vòng 10 ngày kể từ khi khởi bệnh...

Theo Hồng Hải/Dân trí

  • Từ khóa

5 dấu hiệu trên da cảnh báo gan bị tổn thương mà không biết

Tổn thương gan là tình trạng mà gan không thể thực hiện đủ các chức năng bình thường của cơ thể. Việc phát hiện sớm các tổn thương gan rất quan trọng vì...
18:08 - 16/04/2024
278 lượt xem

2/3 dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn H. pylori, phòng bệnh ra sao?

Việt Nam có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori cao, với ước tính 2/3 dân số mắc phải. Cẩn thận khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì việc vệ sinh dụng cụ...
14:23 - 16/04/2024
400 lượt xem

Ăn chuối gây tăng cân hay giúp giảm cân?

Những người muốn cải thiện sức khỏe thường được khuyên nên ăn nhiều trái cây và rau quả. Tuy nhiên, một số người lo ngại các loại trái cây có lượng đường...
11:54 - 16/04/2024
437 lượt xem

Xác định liên hệ chết người giữa vi khuẩn miệng và ung thư

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature chỉ ra một tác nhân thúc đẩy sự tiến triển của loại ung thư gây chết người hàng thứ 2 thế...
08:42 - 16/04/2024
509 lượt xem

Cần làm gì để giảm nguy cơ tái đột quỵ?

Cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não, ước tính có 25 trường hợp bị tái phát.
20:50 - 15/04/2024
797 lượt xem