190
/
65793
Cách tầm soát 6 loại ung thư thường gặp
cach-tam-soat-6-loai-ung-thu-thuong-gap
news

Cách tầm soát 6 loại ung thư thường gặp

Chủ nhật, 30/09/2018 | 08:54:01
1,449 lượt xem

Phụ nữ từ tuổi 40 nên tầm soát ung thư vú, từ 21 đến 29 tuổi thử Pap Smear mỗi 3 năm một lần...

Mục đích của tầm soát ung thư là phát hiện các tổn thương tiền ung thư hoặc bệnh lý ung thư ở giai đoạn thật sớm, từ đó có thể can thiệp hiệu quả, thậm chí có thể ngăn ngừa tiến triển thành ung thư. Cần đánh giá điều kiện tuổi, yếu tố nguy cơ mắc loại ung thư nào, tuân thủ theo các hướng dẫn tầm soát, hiểu về giá trị xét nghiệm và nên có kiến thức cơ bản về những ung thư có thể tầm soát được.

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Ảnh: kevin

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Ảnh: kevin

Hiệp hội ung thư Mỹ có hướng dẫn tầm soát 6 loại ung thư.

Ung thư vú

Phụ nữ có thể bắt đầu tầm soát ở tuổi 40. Tất cả phụ nữ có nguy cơ ung thư vú trung bình nên bắt đầu khám tầm soát hàng năm vào năm 45 tuổi.

Ở tuổi 55, phụ nữ có thể chọn tiếp tục chụp nhũ ảnh hàng năm. Nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ ung thư vú và bất kỳ thay đổi nào tại vú. 

Ung thư cổ tử cung

Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi cần được thử Pap Smear mỗi 3 năm một lần. Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 65 phải có cả xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cứ 5 năm một lần, hoặc chỉ thử nghiệm Pap 3 năm một lần.

Phụ nữ trên 65 tuổi đã được xét nghiệm tầm soát thường xuyên với kết quả bình thường sẽ không còn được kiểm tra ung thư cổ tử cung nữa. Những người có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung cần được kiểm tra thường xuyên hơn.

Ung thư đại trực tràng

Người lớn có nguy cơ trung bình nên bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên ở tuổi 45. Người có tiền sử gia đình hoặc các yếu tố nguy cơ khác nên trao đổi với bác sĩ để tầm soát sớm hơn. Một số xét nghiệm có thể sử dụng để sàng lọc ung thư đại trực tràng, bao gồm nội soi đại trực tràng, xét nghiệm máu ẩn trong phân. Tất cả kết quả bất thường về xét nghiệm nên được kiểm tra bằng nội soi.

Có thể thực hiện một trong các phương pháp sau:

- Tìm hồng cầu ẩn trong phân một lần mỗi năm.

- Tìm DNA nhiều mục tiêu trong phân một lần mỗi 3 năm.

- Nội soi đại trực tràng một lần mỗi 10 năm.

- Nội soi ảo bằng chụp CT một lần mỗi 5 năm.

- Soi đại tràng sigma một lần mỗi 5 năm.

Phụ nữ và đàn ông 76-85 tuổi tùy thuộc ước muốn, tình trạng sức khỏe, thời gian sống dự kiến và các xét nghiệm tầm soát trước đó mà có thể tầm soát hoặc không.

Phụ nữ và đàn ông trên 85 tuổi được khuyến cáo ngừng tầm soát.

Ung thư phổi

Những người có nguy cơ ung thư phổi cao có thể thực hiện CT scan. Nguy cơ cao là những người hút thuốc hiện tại hoặc đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua; người có tiền sử hút thuốc từ 30 tuổi trở lên; từ 55 đến 74 tuổi. 

Ung thư tuyến tiền liệt

Phương tiện chính để tầm soát ung thư tiền liệt tuyến là xét nghiệm đo nồng độ PSA trong máu. Nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích có thể có của việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt trước khi quyết định.

Tầm soát nên bắt đầu từ tuổi 50 cho những người đàn ông có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt trung bình và dự kiến sống ít nhất 10 năm nữa. Tầm soát ở tuổi 45 cho những người đàn ông có nguy cơ cao hơn, nam giới có cha hoặc anh trai được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Phần lớn bác sĩ khuyên nên dừng tầm soát sau 70 tuổi hoặc ở những bệnh nhân có sức khỏe kém.

Ung thư buồng trứng

Để tầm soát ung thư buồng trứng, bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu để đo nồng độ chất chỉ dấu ung thư hoặc siêu âm bụng, hoặc kết hợp cả hai. Vấn đề là các xét nghiệm này không phải lúc nào cũng có thể phát hiện được ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm. Do đó tầm soát ung thư buồng trứng chỉ được khuyến cáo cho những bệnh nhân có tiền căn gia đình bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú. Ở những người này thì độ tuổi bắt đầu tầm soát là 30 -35 tuổi.

Cách giảm nguy cơ ung thư

- Tránh xa mọi loại thuốc lá.

- Giữ cân nặng hợp lý.

- Vận động thường xuyên.

- Ăn uống khoa học với thật nhiều trái cây và rau xanh.

- Giảm bớt lượng bia rượu nếu có uống.

- Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời.

- Biết được tiền sử bệnh của bản thân, gia đình và những yếu tố nguy cơ ung thư của mình.

- Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm tầm soát ung thư.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến
Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM

Theo VnExpress

  • Từ khóa

Có nên tự mua thuốc kháng đông về uống phòng đột quỵ?

Thời gian qua nhiều người lo sợ bị đột quỵ nên mua thuốc kháng đông về uống. Bác sĩ cảnh báo, uống thuốc kháng đông không đúng chỉ định là rất nguy...
14:59 - 29/03/2024
27 lượt xem

Cảnh giác những triệu chứng nhồi máu cơ tim "lạ": Có cả đau bụng, tiêu chảy

Bác sĩ cảnh báo, một trong những biểu hiện hiếm gặp nhất của nhồi máu cơ tim là tiêu chảy. Có trường hợp đau bụng kéo dài khiến bệnh nhân tưởng bị viêm...
13:59 - 29/03/2024
50 lượt xem

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh dại

Bệnh dại là bệnh do virus lây truyền từ động vật sang người, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, nhưng có thể phòng ngừa bằng vắc xin.
09:59 - 29/03/2024
152 lượt xem

Ăn thịt như thế nào để giúp giảm cân?

Thịt rất giàu dinh dưỡng nên là thành phần không thể thiếu trong nhiều chế độ ăn uống lành mạnh. Mọi người thường nghĩ chế độ ăn ưu tiên thịt có thể gây...
08:44 - 29/03/2024
193 lượt xem

4 tách cà phê hoặc 2 tách trà, giảm mạnh nguy cơ đột quỵ, ung thư

Một nghiên cứu theo dõi gần 2.500 người gần 70 tuổi trong 11 năm cho thấy cà phê và trà có thể là "bí quyết trường sinh".
16:45 - 28/03/2024
588 lượt xem