190
/
64274
HIV lay truyền qua đường máu như thế nào?
hiv-lay-truyen-qua-duong-mau-nhu-the-nao
news

HIV lay truyền qua đường máu như thế nào?

Thứ 3, 14/08/2018 | 13:23:54
1,738 lượt xem

Câu chuyện 42 người dân xã Kim Thượng có HIV, trong đó nghi vấn tập trung vào bác sĩ Th., người đã khám chữa cho nhiều người dân cả đời không đi đâu, không nghiện ngập… đã làm dấy lên cuộc tranh luận HIV lây qua đường kim tiêm dễ đến mức vậy sao?

Cơ chế xâm nhập của vi rút HIV qua đường máu

HIV xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường máu, và chúng ảnh hưởng trực tiếp lên tế bào Lympho T trong máu (phòng tuyến sau cùng giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây hại ) và vô hiệu hóa lympho T.

Vi rút HIV vào cơ thể bám vào tế bào lympho T, vô hiệu hóa Lympho T và dùng tế bào lympho bị bệnh làm tế bào chủ để sinh sản, tạo ra các vi rút HIV con tiếp tục vô hiệu hóa tế bào lympho khác dẫn đến cơ thể mất khả năng đề kháng với các loại bệnh khác xâm nhập vào cơ thể (bệnh cơ hội).

Vi rút HIV lây truyền qua đường máu do:

- Các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô khuẩn như dùng bơm kim tiêm, kim xăm, kim xâu tai và các dụng cụ sắc nhọn khác.

- Lây nhiễm HIV trong cơ sở y tế, các bệnh viện và phòng khám qua các dụng cụ y tế không được vô trùng và thực hiện nghiêm các quy trình y tế.

- Người chăm sóc bệnh nhân AIDS có nguy cơ bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người bệnh hoặc bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

- Truyền máu không được sàng lọc HIV.

Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu

- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

- Không dùng chung bơm kim tiêm.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người nhiễm HIV.

- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay,...

- Đảm bảo 100% các chế phẩm máu được sàng lọc HIV trước khi truyền, cũng như kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của những người cho máu trước khi lấy máu.

Theo Nhân Hà/Dân trí (tổng hợp)

  • Từ khóa

5 món ăn là "ổ sán" khiến nhiều người Việt phải nhập viện

Bệnh nhân sán lá gan thường có triệu chứng đau tức vùng gan, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tắc mật, ứ mật, vàng da.
17:17 - 29/03/2024
149 lượt xem

Có nên tự mua thuốc kháng đông về uống phòng đột quỵ?

Thời gian qua nhiều người lo sợ bị đột quỵ nên mua thuốc kháng đông về uống. Bác sĩ cảnh báo, uống thuốc kháng đông không đúng chỉ định là rất nguy...
14:59 - 29/03/2024
187 lượt xem

Cảnh giác những triệu chứng nhồi máu cơ tim "lạ": Có cả đau bụng, tiêu chảy

Bác sĩ cảnh báo, một trong những biểu hiện hiếm gặp nhất của nhồi máu cơ tim là tiêu chảy. Có trường hợp đau bụng kéo dài khiến bệnh nhân tưởng bị viêm...
13:59 - 29/03/2024
230 lượt xem

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh dại

Bệnh dại là bệnh do virus lây truyền từ động vật sang người, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, nhưng có thể phòng ngừa bằng vắc xin.
09:59 - 29/03/2024
322 lượt xem

Ăn thịt như thế nào để giúp giảm cân?

Thịt rất giàu dinh dưỡng nên là thành phần không thể thiếu trong nhiều chế độ ăn uống lành mạnh. Mọi người thường nghĩ chế độ ăn ưu tiên thịt có thể gây...
08:44 - 29/03/2024
355 lượt xem