190
/
59657
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh thủy đậu
bien-chung-nguy-hiem-tu-benh-thuy-dau
news

Biến chứng nguy hiểm từ bệnh thủy đậu

Thứ 3, 03/04/2018 | 18:33:17
720 lượt xem

Bên cạnh nguy cơ để lại sẹo trên da, thủy đậu có thể gây ra biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng da...

Hàng trăm gia đình ở TP HCM vừa có dịp tìm hiểu về virus thủy đậu khi ghé thăm Thảo Cầm Viên, quận 1 vào cuối tuần qua. Hệ lụy dây chuyền của căn bệnh được minh họa sinh động qua một mô hình domino khổng lồ, giúp cả mẹ và bé có thể trực tiếp tương tác để thấy rõ mức độ nguy hiểm của bệnh.

Kích thước ấn tượng cùng tính chân thực của mô hình thu hút sự chú ý của đông đảo các gia đình khi, đồng thời nhận nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Nhiều bố mẹ cũng đồng loạt lên tiếng, kêu gọi nhau ngừng chủ quan và chủ động tiêm phòng thủy đậu để bảo vệ con trẻ.

Chương trình truyền thông sáng tạo, thông qua mô hình Domino khổng lồ diễn ra cuối tuần qua tại Thảo Cầm Viên thu hút đông đảo gia đình tham gia

Chương trình truyền thông sáng tạo, thông qua mô hình domino khổng lồ diễn ra cuối tuần qua tại Thảo Cầm Viên thu hút đông đảo gia đình tham gia.

Chị Vân Ninh (huyện Bình Chánh, TP HCM) cho biết, trước đây khi nghe trường báo có bé nào bị thủy đậu là chị lại cho con nghỉ học vì nghĩ rằng như thế là đủ an toàn. Giờ đây, chị mới hiểu virus thủy đậu có thể lây ngay từ giai đoạn ủ bệnh, nghĩa là khi còn chưa phát hiện ra ca bệnh nào trong lớp. "Tôi sẽ đưa con đi tiêm văcxin ngừa thủy đậu sớm để yên tâm", chi Ninh chia sẻ.

Hiện nay, nhiều cha mẹ vẫn còn tin rằng thủy đậu chỉ là một bệnh lành tính, và hậu quả của bệnh chỉ dừng lại ở các nốt rạ nổi vài ngày trên da bé. Tuy nhiên, hai tháng trở lại đây có hàng trăm ca (cả người lớn lẫn trẻ nhỏ) nhập viện với các biến chứng do thủy đậu gây ra.

Thủy đậu do virus varicella-zoster gây ra, có tính lây nhiễm cao do virus này vừa phát tán qua không khí, qua các đồ vật dùng chung, vừa lây lan khi tiếp xúc với mụn nước hoặc dịch tiêu hóa của người bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, bên cạnh nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn trên da, thủy đậu còn có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, viêm não… Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, các biến chứng này dễ trở nặng và để lại nhiều hậu quả về sau.

Ở người lớn, bệnh chủ yếu mắc phải khi hệ miễn dịch hoạt động kém. Nếu xảy ra trong thai kỳ, virus thủy đậu có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây tật đầu nhỏ, dị dạng ở sọ hoặc đa dị dạng tim… Nhiều trường hợp mắc thủy đậu khi còn nhỏ, tuy lành bệnh nhưng virus sẽ “lẩn trốn” trong các hạch cảm giác của cơ thể, sau đó “thức dậy” ở tuổi trung niên gây bệnh Zona (giời leo).

Hình ảnh những mascot viêm phổi, nhiễm trùng máu& vây quanh bé tại mô hình giúp cha mẹ hiểu hơn về sự nguy hiểm của thủy đậu

Hình ảnh những mascot viêm phổi, nhiễm trùng máu… vây quanh bé tại mô hình giúp phụ huynh hiểu hơn về sự nguy hiểm của thủy đậu.

Mắc phải virus thủy đậu cũng giống như xô ngã quân domino đầu tiên, dẫn đến cả một chuỗi các mối đe dọa cho tương lai của con trẻ. Và cách duy nhất để ngăn chặn chuỗi hệ lụy này chính là bảo vệ quân domino đầu tiên - giữ cho trẻ không mắc bệnh bằng cách tiêm văcxin phòng bệnh kịp thời.

Hiện nay, thủy đậu chưa có thuốc đặc trị, do đó Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm văcxin là cách phòng bệnh hiệu quả, có thể hạn chế lên đến 90% nguy mắc bệnh và thực hiện nhanh chóng tại các trung tâm tiêm chủng. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả để chặn đứng những tác hại của thủy đậu, bảo vệ tương lai cho con trẻ.

Tiêm vắc xin, được biểu tượng bằng hình ảnh anh hùng vắc xin ra giải cứu các bé thoát khỏi vòng vây của các mascot biến chứng thủy đậu.

Tiêm văcxin được biểu tượng bằng hình ảnh anh hùng văcxin ra giải cứu các bé thoát khỏi vòng vây của các mascot biến chứng thủy đậu.

Liệu trình tiêm phòng thủy đậu gồm tiêm một liều cho trẻ 1-12 tuổi và hai liều cho trẻ từ 13 tuổi trở lên. Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 tuần để có hiệu quả tốt nhất. Các bà mẹ cũng được khuyến cáo tiêm phòng thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.

Theo Thu Ngân/VnExpress

  • Từ khóa

Chỉ 1-2 phút đi bộ giật lùi cũng mang lại lợi ích to lớn

Đi bộ giật lùi trong công viên có vẻ là một cách di chuyển kỳ lạ, nhưng xu hướng TikTok gần đây đang ca ngợi những lợi ích sức khỏe tiềm tàng của nó.
16:13 - 19/04/2024
266 lượt xem

Không có phương pháp 'ngậm vòng hạt đá trị bệnh viêm họng'

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên (TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân có dị vật là chiếc vòng hạt đá...
11:18 - 19/04/2024
374 lượt xem

6 tác dụng lâu dài của thiền đối với não

Chỉ sau một vài buổi thiền, bạn có thể cảm thấy bình tĩnh hoặc thanh thản hơn, nhưng khoa học nói gì về tác dụng lâu dài của bộ môn này?
09:04 - 19/04/2024
429 lượt xem

Thịt gà có nhiều cholesterol không?

Ăn thịt gà như một phần của chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp kiểm soát mức cholesterol. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào phần thịt gà mà một người...
07:19 - 19/04/2024
502 lượt xem

9 bí quyết sống trường thọ của người dân Okinawa

Okinawa (Nhật) được biết đến là hòn đảo trường thọ. Không những thế, tỉ lệ mắc các bệnh như tim mạch, đột quỵ, ung thư của người dân nơi đây thấp hơn so...
10:44 - 18/04/2024
964 lượt xem