190
/
55471
Mối nguy hại khó lường khi trẻ bị nhiễm giun sán
moi-nguy-hai-kho-luong-khi-tre-bi-nhiem-giun-san
news

Mối nguy hại khó lường khi trẻ bị nhiễm giun sán

Thứ 7, 25/11/2017 | 14:23:15
1,066 lượt xem

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2014, Việt Nam nằm trong những nước có tỷ lệ nhiễm giun sán cao nhất khu vực Châu Á (20-50% tùy vùng, miền). Trong đó trẻ em dưới 12 tuổi có tỉ lệ nhiễm giun cao hơn người lớn và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khó lường.

Trẻ bị nhiễm giun sán ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ

Các loại giun phổ biến và triệu chứng thường gặp

Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam được xem là điều kiện thuận lợi cho giun sán phát triển nhanh. Giun sán có nhiều loại, phổ biến và dễ mắc phải nhất là giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim. Mỗi loại đều có sức tàn phá cơ thể khác nhau. Thông thường, dựa vào các dấu hiệu, triệu chứng để phân biệt cơ thể đang nhiễm loại giun nào.

- Giun đũa: Trẻ bị nhiễm giun đũa thường rối loạn tiêu hoá như đau bụng quanh rốn, buồn ói, thậm chí nôn hoặc đi ngoài ra giun.

- Giun tóc: Nhiễm nhiều giun tóc cùng lúc trẻ thường bị đau bụng, buồn nôn, tiêu hóa bị rối loạn. Tình trạng nặng hơn sẽ tổn thương niêm mạc ruột già, đi ngoài có chất nhầy lẫn máu.

- Giun móc: Triệu chứng thường gặp nhất là chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng âm ỉ, da xanh, thiếu máu.

- Giun kim: Loại giun này khiến trẻ ngứa ngáy vùng hậu môn, thường xuyên gãi nhiều dễ gây nhiễm trùng, quấy khóc ngủ không ngon giấc, đi ngoài lẫn máu và chất nhầy.

Trẻ nhiễm giun thường đau bụng, buồn nôn

Trẻ nhiễm giun thường đau bụng, buồn nôn

Các loại giun nói trên thường lây qua đường tiêu hóa khi trẻ ăn phải thức ăn kém vệ sinh có nhiễm giun, từ nguồn nước bị nhiễm trứng giun hoặc trẻ dùng tay bẩn bốc thức ăn, đi chân đất… khiến tình trạng phơi nhiễm càng cao.

Mối nguy hại khi trẻ nhiễm giun sán

- Chán ăn, kém hấp thu: Giun ký sinh lâu ngày làm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất cần thiết, khiến cơ thể thiếu hụt vitamin. Trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, ăn mất ngon.

- Giảm tình trạng dinh dưỡng: Giun ký sinh sẽ hút hết các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu protein.

- Kém phát triển thể chất, trí tuệ: Tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu hụt do bị giun tàn phá trong thời gian dài khiến trẻ bị kém tăng trưởng về thể chất (sức khỏe yếu, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa) và trí tuệ (không tập trung, học hành sa sút).

- Tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm: Nhiễm giun nếu không được chữa sớm dễ dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác như: viêm ruột thừa, tắc và thủng ruột, rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa; Nhiễm giun kim trong thời gian dài ở bé gái dễ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo, viêm vòi trứng, nhiễm trùng tiểu.

Chủ động phòng ngừa nhiễm giun cho trẻ

Việc phòng tránh nhiễm giun tương đối đơn giản và dễ thực hiện, chỉ cần gia đình tuân thủ các biện pháp:

- Vệ sinh cá nhân: Cần thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ trước và sau khi ăn; rửa tay kỹ sau khi đi ngoài; không dùng tay bẩn bốc thức ăn; không để trẻ đi chân trần, nghịch đất.

- Ăn chín uống sôi: Thức ăn và nước uống phải được nấu chín kỹ. Nếu là trái cây, rau sống thì phải xử lý sạch trước khi cho trẻ ăn; thức ăn cần đậy kín tránh ruồi, nhặng; cho trẻ sử dụng nguồn nước sạch.

- Giữ sạch môi trường sống: Cần giữ vệ sinh nhà ở và không gian sinh hoạt sạch sẽ, tránh nước đọng, đất cát hoặc những yếu tố lý tưởng cho giun sán dễ phát triển.

- Xổ giun định kỳ 2 lần/năm: Cứ 6 tháng/lần cần cho trẻ trên 2 tuổi uống thuốc tẩy giun. Lưu ý cần kết hợp xổ giun cho cả nhà để tránh tình trạng lây nhiễm chéo và đạt hiệu quả cao hơn.

Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để chủ động phòng ngừa nhiễm giun sán

Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để chủ động phòng ngừa nhiễm giun sán

Mỗi gia đình là một bác sĩ, cùng chung tay trong hành trình chủ động phòng ngừa nhiễm giun sán, bảo vệ tối đa sức khỏe của trẻ bằng những hành động hết sức đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.

Theo Dân trí

  • Từ khóa

Ba thức uống "thần kỳ" để giảm béo, mỡ máu, gan nhiễm mỡ

Nghiên cứu mới cho thấy một số đồ uống rất được ưa chuộng, có thể là chìa khóa để giảm béo phì và các vấn đề liên quan như rối loạn mỡ máu.
16:30 - 23/04/2024
237 lượt xem

Thói quen 'phá' dạ dày nhiều người mắc phải: Biết cách tránh để khỏi đau

Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau dạ dày/bao tử. Đau dạ dày không chỉ gây ra các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, mà...
14:27 - 23/04/2024
283 lượt xem

Liên tiếp 2 ca nhập viện vì vỡ túi ngực

Ngày 22/4, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tiếp nhận liên tiếp hai trường hợp vỡ túi ngực. Đáng chú ý có bệnh nhân mới đặt...
10:37 - 23/04/2024
377 lượt xem

6 thực phẩm chống ung thư hàng đầu đã được khoa học chứng minh

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư bằng chế độ dinh dưỡng tuyệt vời. Lợi ích chống ung thư càng có hiệu quả hơn khi chúng ta áp dụng chế...
08:28 - 23/04/2024
415 lượt xem

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể...
17:17 - 22/04/2024
815 lượt xem