190
/
53037
Dấu hiệu điển hình ở trẻ mắc tay chân miệng
dau-hieu-dien-hinh-o-tre-mac-tay-chan-mieng
news

Dấu hiệu điển hình ở trẻ mắc tay chân miệng

Thứ 6, 08/09/2017 | 08:43:31
1,050 lượt xem

Trẻ em, người già miễn dịch yếu, khả năng chống chọi kém nên dễ nhiễm vi khuẩn, virus. Trẻ đi học trong môi trường chật hẹp nên dễ nhiễm khuẩn, lây bệnh. Các bệnh thường mắc trong mùa đông xuân là bệnh đường hô hấp; bệnh dị ứng... trong đó có chân tay miệng.

Ảnh minh họa.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virut EV71 gây nên, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, vào đường ruột, từ đó đi vào hệ bạch huyết xâm nhập vào các cơ quan trong đó có hệ thần kinh trung ương. Hệ quả gây viêm não, nên hậu quả rất nặng nề, có tỷ lệ tử vong cao, di chứng lớn. Đường lây chính của bệnh là do trẻ trong nhà trẻ đưa vật dụng (đồ chơi) chứa mầm bệnh vào mồm, làm lây bệnh. Hoặc do trẻ ăn phải thực phẩm chứa nguồn bệnh.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây nên. Bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nước phỏng và phân của người nhiễm virus. Tay chân miệng hiện chưa có vaccine để phòng ngừa.

Theo thống kê, dịch bệnh tay chân miệng xảy ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố nhưng nhiều hơn ở các tỉnh phía Nam. Bệnh có xu hướng tăng cao vào 2 thời điểm: từ tháng 3 -5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm.

Bác sĩ Phạm Thanh Xuân, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cho biết, tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh và rộng. Vì vậy, nếu trẻ được phát hiện sớm thì cần được cách ly với những người xung quanh.

Dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng, loét miệng với vết loét đỏ, phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân, quanh khớp gối, mông.

- Sốt: có thể từ 1 -3 ngày hay 5 - 7 ngày tùy từng diễn biến của bệnh.

- Kèm theo trẻ nổi nốt trong miệng, dễ vỡ và loét, khiến trẻ đau và quấy khóc, kém ăn.

- Nổi nốt ở những vị trí đặc trưng khác như: lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đùi, bẹn hay bộ phận sinh dục ngoài. Bệnh lây qua đường tiếp xúc, dễ làm mầm bệnh lan truyền. Khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học, cách lý nguồn bệnh tránh lây lan cho trẻ khác.

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Theo Tiền phong

  • Từ khóa

Thêm trẻ ngộ độc chì, nguy kịch do 'thuốc nam'

Bệnh viện Nhi trung ương thông tin đang điều trị tích cực cho một bé 3 tuổi nguy kịch do ngộ độc chì. Đây là trường hợp thứ hai trong vòng 2 tháng...
16:31 - 25/04/2024
355 lượt xem

Uống rượu, hút thuốc xong chớ dại ăn bưởi kẻo hại sức khỏe

Nhiều người thường ăn bưởi sau bữa ăn, kể cả có uống rượu bia vì nghĩ loại quả này nhiều nước và vitamin C nên có thể giải rượu. Tuy nhiên, chuyên gia sức...
17:34 - 25/04/2024
336 lượt xem

Loại củ thường có trong bếp tác dụng không ngờ đối với sức khỏe nam giới

Từ tăng cường khả năng miễn dịch, giảm cholesterol xấu, bảo vệ gan, đến làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheimer, ngăn ngừa ung thư, có thể nói tỏi là...
13:12 - 25/04/2024
413 lượt xem

Một triệu chứng sau bữa nhậu chứng tỏ gan, thận đang cầu cứu

Tuy đây thường được coi là một hiện tượng tạm thời, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đau lưng sau khi nhậu có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe...
11:08 - 25/04/2024
514 lượt xem

Bệnh nào cần tránh ăn ớt?

Ớt không chỉ được biết đến với vị cay hấp dẫn mà còn là nguồn cung cấp vitamin và chất chống ô xy hóa dồi dào. Một trong những dưỡng chất có lợi nhất...
08:17 - 25/04/2024
552 lượt xem