190
/
104140
Biến thể mới của virus SARS-CoV-2: Chưa ảnh hưởng đến vaccine COVID-19 của Việt Nam
bien-the-moi-cua-virus-sars-cov-2-chua-anh-huong-den-vaccine-covid-19-cua-viet-nam
news

Biến thể mới của virus SARS-CoV-2: Chưa ảnh hưởng đến vaccine COVID-19 của Việt Nam

Thứ 2, 25/01/2021 | 15:27:18
655 lượt xem

Trong khi biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện và lan rộng tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, không ít ý kiến lo ngại vaccine COVID-19 các nước đang nghiên cứu, sản xuất, trong đó có Việt Nam sẽ bị chủng virus này vô hiệu hóa. Bộ Y tế khẳng định: Việt Nam đã giải trình tự gene trên toàn bộ mẫu và Bộ Y tế đã chỉ đạo các viện Trung ương tăng cường giải trình tự gene của các mẫu bệnh phẩm đặc biệt khu vực Châu Âu và ở các nước có biến chủng mới để xem khả năng lây truyền hay khả năng xâm

Tiêm vaccine COVID-19 của Việt Nam (NanoCovax) mũi 2 cho người tình nguyện sáng ngày 14.1.2021. Ảnh: Nguyễn Hoàng

Tiêm vaccine COVID-19 của Việt Nam (NanoCovax) mũi 2 cho người tình nguyện sáng ngày 14.1.2021. Ảnh: Nguyễn Hoàng

Virus SARS-CoV-2 biến chủng lan rộng

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh đã lây lan ra 60 nước và vùng lãnh thổ. Biến thể tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 23 nước và vùng lãnh thổ. Các nước bao gồm Panama, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Cuba trong tuần qua đã ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Ngoài ra, cũng xuất hiện nhiều nghiên cứu chỉ ra các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây nguy cơ tái nhiễm cao và có tiềm năng kháng các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện hành.

Trong khi đó, bên cạnh việc nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19, trên toàn thế giới có 46 quốc gia đã triển khai tiêm vaccine với khoảng 28 triệu liều vaccine được sử dụng.

Tại Việt Nam, các đơn vị sản xuất vaccine COVID-19 đang nỗ lực đẩy mạnh tiến độ triển khai nghiên cứu, tiến tới thử nghiệm tiền lâm sàng; trong đó có 2 vaccine COVID-19 của Cty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen và Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) đang được thử nghiệm.

Biến thể SARS-CoV-2 chưa ảnh hưởng đến vaccine COVID-19

Những ngày đầu năm 2021, Bộ Y tế đã phát hiện biến thể của SARS-CoV-2 tại Việt Nam. Theo đó, ngày 22.12.2020, sân bay Cần Thơ tiếp nhận chuyến bay VN50 từ Anh tới Việt Nam có 305 hành khách, chuyển cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh và lấy mẫu xét nghiệm.

Viện Pasteur TPHCM đã đánh giá, phân loại và giải trình tự gene. Kết quả đã ghi nhận 1 trường hợp - BN1435 nhiễm chủng virus SARS-CoV-2 - biến thể VOC 202012/01 - là chủng mới được ghi nhận ở Anh gần đây. Đồng thời chủng gây bệnh cho BN 1435, cũng có đột biến D614G vốn là chủng được cho làm lây lan nhanh cách đây 4-5 tháng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng: Biến chủng đột biến trên vùng gene N501Y của virus corona này làm tăng khả năng bám dính của virus với tế bào vật chủ, tăng tốc độ lây truyền lên tới 70%. Tuy nhiên, không làm tăng thêm tình trạng nặng của bệnh. Đợt dịch COVID-19 tại Đà Nẵng trong tháng 7-8.2020 đã phát hiện ra đột biến gene của SARS-CoV-2 làm tăng khả năng lây nhiễm nhưng không như đợt này ở Anh.

Hiện nay, ngành y tế Việt Nam đã giải trình tự gene trên toàn bộ mẫu và Bộ Y tế đã chỉ đạo các viện Trung ương tăng cường giải trình tự gene của các mẫu bệnh phẩm đặc biệt khu vực Châu Âu và ở các nước có biến chủng này để xem khả năng lây truyền hay khả năng xâm nhập vào Việt Nam. Bộ Y tế cũng yêu cầu giám sát, theo dõi chặt chẽ người từ các quốc gia xuất hiện biến chủng SARS-CoV-2.

“Trong thời điểm hiện nay, các nhà khoa học theo dõi chặt chẽ, cho thấy rằng hiện chưa có tác động ảnh hưởng đến vaccine hay không. Mặc dù quan ngại, nhưng chúng ta phải hết sức bình tĩnh đối phó chủng này" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

GS.TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phân tích: Biến chủng SARS-CoV-2 chỉ đột biến trên một số điểm nên không ảnh hưởng đến vaccine COVID-19.

Hiện vaccine Covivac do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) sản xuất phối hợp cùng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (đơn vị thực hiện thử nghiệm vaccine Covivac) sản xuất bằng công nghệ virus vector trên môi trường trứng gà có phôi được chính thức thử nghiệm trên người tình nguyện có gắn gene biểu hiện Protein S của virus SARS-CoV-2. Các nhà khoa học sử dụng protein S của virus này làm kháng nguyên.

“Hiện thế giới ghi nhận đột biến trên một số chủng virus ở Anh, Nam Phi; trong đó ghi nhận một số điểm trên gene mã hóa S. Tuy nhiên, đoạn protein S khá dài trong khi đột biến chỉ trên một số điểm, không phải toàn bộ nên nhìn chung biến chủng của SARS-CoV-2 sẽ không ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19”, GS.TS Đặng Đức Anh nói.

Trên thế giới, các loại vaccine COVID-19 đang nghiên cứu cũng không bị ảnh hưởng tới kháng nguyên và tính sinh miễn dịch. Hiện các nhà sản xuất trên thế giới vẫn dùng chủng này để sản xuất vaccine và cho thấy vaccine vẫn có đáp ứng miễn dịch tốt.

Song song với việc nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19, hiện Việt Nam đang đàm phán với 4 nước gồm: Anh, Mỹ, Nga và Trung Quốc. Tất cả các phía đều yêu cầu Việt Nam ký một biên bản bảo mật thông tin. Tuy nhiên, có một số thông tin được công khai. Với Anh, Việt Nam đàm phán mua vaccine AstraZeneca; với Mỹ, Việt Nam đàm phán mua Pfizer; với Nga đàm phán mua vaccine Sputnik V. Trong khi đó, thông tin về vaccine của Trung Quốc không được đề cập.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, hiện Việt Nam đang có kết quả gần nhất với công ty của Anh để mua vaccine AstraZenec: "Chúng ta đã ký với họ đảm bảo vaccine cho 15 triệu dân, nghĩa là khoảng 30 triệu liều. Theo lộ trình quý I đến quý IV/2021 đều có vaccine". Phía Cty Pfizer cũng đặt ra lộ trình đến quý IV.2021 sẽ giao vaccine cho Việt Nam. Với vaccine của Nga, Việt Nam đang đàm phán theo hướng chuyển giao công nghệ sản xuất cho một công ty trực thuộc của Bộ Y tế.

Ngoài vaccine thương mại, trên thế giới còn có Liên minh toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI), mua vaccine của một số công ty, để cung cấp cho 90 nước trong đó có Việt Nam. Vaccine này sẽ cung cấp cho khoảng 16% dân số thế giới, với giá rẻ nhất có thể được. Trong quý I/2021, Bộ Y tế sẽ có đầy đủ thông tin lên kế hoạch về vấn đề này.

Theo Lệ Hà/Lao động

https://laodong.vn/xa-hoi/bien-the-moi-cua-virus-sars-cov-2-chua-anh-huong-den-vaccine-covid-19-cua-viet-nam-873816.ldo

  • Từ khóa

Thêm trẻ ngộ độc chì, nguy kịch do 'thuốc nam'

Bệnh viện Nhi trung ương thông tin đang điều trị tích cực cho một bé 3 tuổi nguy kịch do ngộ độc chì. Đây là trường hợp thứ hai trong vòng 2 tháng...
16:31 - 25/04/2024
329 lượt xem

Uống rượu, hút thuốc xong chớ dại ăn bưởi kẻo hại sức khỏe

Nhiều người thường ăn bưởi sau bữa ăn, kể cả có uống rượu bia vì nghĩ loại quả này nhiều nước và vitamin C nên có thể giải rượu. Tuy nhiên, chuyên gia sức...
17:34 - 25/04/2024
305 lượt xem

Loại củ thường có trong bếp tác dụng không ngờ đối với sức khỏe nam giới

Từ tăng cường khả năng miễn dịch, giảm cholesterol xấu, bảo vệ gan, đến làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheimer, ngăn ngừa ung thư, có thể nói tỏi là...
13:12 - 25/04/2024
388 lượt xem

Một triệu chứng sau bữa nhậu chứng tỏ gan, thận đang cầu cứu

Tuy đây thường được coi là một hiện tượng tạm thời, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đau lưng sau khi nhậu có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe...
11:08 - 25/04/2024
486 lượt xem

Bệnh nào cần tránh ăn ớt?

Ớt không chỉ được biết đến với vị cay hấp dẫn mà còn là nguồn cung cấp vitamin và chất chống ô xy hóa dồi dào. Một trong những dưỡng chất có lợi nhất...
08:17 - 25/04/2024
525 lượt xem