19
/
67701
Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống
festival-van-hoa-cong-chieng-tay-nguyen-phuc-dung-cac-nghi-le-le-hoi-truyen-thong
news

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống

Thứ 3, 27/11/2018 | 15:32:25
2,422 lượt xem

Người dân Tây Nguyên và cả nước đang háo hức thưởng lãm tiếng ngân của cồng chiêng tại "Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" tổ chức tại Gia Lai. Một nét đẹp văn hóa, một di sản quốc tế đang được Gia Lai bảo tồn và phát huy mạnh mẽ.

Văn hóa cồng chiêng là nét đẹp của người Tây Nguyên: Ảnh internet

Văn hóa cồng chiêng là nét đẹp của người Tây Nguyên: Ảnh internet

"Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" sẽ diễn ra từ ngày 30.11-2.12, tuy vậy ngay lúc này (ngày 27.11), công tác chuẩn bị đã gần như được Gia Lai hoàn tất.

Theo Chủ tịch tỉnh Gia Lai - Võ Ngọc Thành, Festival chính là Lễ hội tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Mục đích phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Festival văn hóa cồng chiêng năm 2018 là ngày hội lớn của các tỉnh Tây Nguyên được tổ chức tại Gia Lai. Ảnh: Đình Văn Festival văn hóa cồng chiêng năm 2018 là ngày hội lớn của các tỉnh Tây Nguyên được tổ chức tại Gia Lai. Ảnh: Đình Văn

Ý nghĩa của lễ hội còn tuyên truyền, vận động các dân tộc trong tỉnh, trong khu vực, trong nước có ý thức gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thu hút khách đến với các tỉnh Tây Nguyên.

Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh Gia Lai đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Từ đó sẽ tạo đòn bẩy mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, liên kết các tỉnh Tây Nguyên phát triển vùng để xứng với tiềm năng, thế mạnh trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Mang tầm khu vực lại ý nghĩa quan trọng như thế, Gia Lai đã gần như hoàn tất khâu chuẩn bị, chỉ chờ giờ G khai mạc. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng. Dự kiến sẽ có khoảng 1.100 người tham gia lễ hội và ước có khoảng 25.000 lượt người đến dự Festival.

Lễ hội đường phố sẽ có khoảng 1.000 người trình diễn nghệ thuật cồng chiêng, nghề thủ công truyền thống đến từ các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai. Các nghệ nhân và diễn viên trong trang phục truyền thống sẽ thể hiện nét đẹp văn hóa bản địa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku) sau đó diễu hành trên các tuyến đường trung tâm của thành phố Pleiku, Gia Lai.

Tại "Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên", 5 tỉnh Tây Nguyên còn được dịp phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống (lễ mừng lúa mới, mừng nhà rông mới...).

Các tỉnh còn trình diễn nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên.

Du khách đến với Festival được hòa mình vào nét đẹp sinh hoạt văn nghệ dân gian như diễn xướng sử thi, hát dân ca; Sẽ mãn nhãn với các buổi triển lãm tranh, ảnh tư liệu về văn hóa cồng chiêng.

Đến với ngày hội lớn của Tây Nguyên, tất cả mọi người trong cả nước sẽ được thưởng thức cà phê đường phố, ẩm thực Tây Nguyên và ẩm thực 3 miền hội tụ.

"Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" - một ngày hội lớn đang chào đón tất cả người dân mọi miền cả nước đến Gia Lai, đến với vùng đất trù phú, mến khách và hữu tình.  

Không gian văn hóa cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Lễ hội cồng chiêng được tổ chức hàng năm là hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là sản phẩm du lịch bản địa.

Theo Đình Văn/Báo Lao động

  • Từ khóa

Trao giải cuộc thi viết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới" lần thứ ba thu hút hơn 600 tác phẩm báo chí và đã có 38 tác phẩm đoạt giải.
10:09 - 25/04/2024
47 lượt xem

Gây sốt toàn cầu, bộ phim "Nữ hoàng nước mắt" thu lợi nhuận bao nhiêu?

"Nữ hoàng nước mắt" được xem là bộ phim "hot" nhất của truyền hình Hàn Quốc hiện nay khi chiếm sóng các mạng xã hội châu Á. Còn 2 tập nữa, phim kết thúc...
08:17 - 25/04/2024
104 lượt xem

Nhà nghiên cứu văn hóa, Giáo sư Tô Ngọc Thanh qua đời ở tuổi 90

GS Tô Ngọc Thanh, con trai trưởng của danh họa Tô Ngọc Vân, người cả đời gắn bó với văn hóa dân gian, vừa qua đời sáng 24/4 tại Hà Nội.
16:59 - 24/04/2024
485 lượt xem

'Bỏ túi' những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Nội dịp 30/4 - 1/5

Hà Nội với hơn 1.000 năm lịch sử, cùng với những di tích lịch sử mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đến những nơi sôi động thu hút đông đảo giới trẻ, du...
14:59 - 24/04/2024
509 lượt xem

Về Điện Biên dịp lễ 30-4 và 1-5 trong không khí đại lễ hào hùng

Mảnh đất Điện Biên anh hùng là địa chỉ đỏ không thể bỏ lỡ trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, để du khách hòa mình vào không khí đặc biệt của sự kiện 70 năm...
12:10 - 24/04/2024
581 lượt xem