19
/
64225
Lo âm nhạc Chăm bị mai một
lo-am-nhac-cham-bi-mai-mot
news

Lo âm nhạc Chăm bị mai một

Thứ 2, 13/08/2018 | 10:29:54
627 lượt xem

Nhiều nhạc sĩ, nghệ nhân, các nhà quản lý về văn hóa có chung nhận định là hiện nay, điều kiện để thực hành âm nhạc Chăm ngày càng ít, lớp nghệ nhân Chăm "gạo cội" hầu hết đã già yếu.

Trình tấu trống ghi năng và kèn saranai tại lễ hội Kate của người Chăm ở Ninh Thuận 

Trong khi lớp trẻ lại thiếu mặn mà với việc kế tục truyền thống văn hóa âm nhạc dân tộc. Do vậy, các giá trị di sản văn hóa của dân tộc Chăm, trong đó có âm nhạc, đứng trước nguy cơ bị mai một.

"Tìm giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc Chăm" là nội dung hội thảo khoa học vừa được Học viện Âm nhạc quốc gia phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận tổ chức.

Theo PGS-TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia, việc bảo tồn âm nhạc Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, nhiều năm qua vẫn được duy trì nhưng còn không ít hạn chế.

Nghệ nhân ưu tú, thạc sĩ Đàng Quang Dũng, hội viên Hội Văn học các dân tộc thiểu số TP HCM, chia sẻ trăn trở trước thực trạng âm nhạc Chăm có nguy cơ bị mai một. "Hiện tại, các nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ cũng như múa các vũ điệu Chăm trên sân khấu chuyên nghiệp đều đã lớn tuổi. Trong khi đó, thế hệ kế thừa là con em người Chăm rất ít. Vì vậy, để bảo tồn âm nhạc Chăm, cần có giải pháp căn cơ. Phải tổ chức đào tạo tất cả các nhạc cụ dân tộc cho thế hệ trẻ đam mê âm nhạc Chăm thì mới mong bảo tồn" - ông Dũng bộc bạch.

Nghệ sĩ ưu tú, nhạc sĩ Amư Nhân (Ninh Thuận) cho rằng muốn công tác bảo tồn và phát huy âm nhạc Chăm đạt kết quả, cần in thành tập các bài hát Chăm có lời và nốt nhạc (song ngữ Chăm - Việt) để truyền tải sâu rộng trong cộng đồng người Chăm tại Ninh Thuận và một số tỉnh, thành khác có người Chăm sinh sống, nhằm thu hút thế hệ trẻ yêu nhạc cổ truyền dân tộc nói chung và âm nhạc Chăm nói riêng có điều kiện tiếp cận, tập luyện, giao lưu. "Là nghệ sĩ sáng tác, tôi mong muốn Học viện Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ Việt Nam sớm thực hiện điều này. Tôi thấy viết một ca khúc mà chỉ dừng lại ở chỗ chỉ có lời mà không có nốt nhạc thì ca khúc ít có giá trị, rất dễ mai một" - nhạc sĩ Amư Nhân bày tỏ.

Giải pháp hữu hiệu được các nhà nghiên cứu đưa ra tại hội thảo là đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu, tư liệu hóa, nhận diện di sản; truyền dạy và đưa âm nhạc Chăm vào trường học có học sinh dân tộc này theo học. Đồng thời, tạo điều kiện cho nghệ nhân Chăm đóng góp, truyền đạt cho thế hệ trẻ.

Các đại biểu cũng đề xuất cần đưa được âm nhạc dân tộc Chăm trở thành thể loại âm nhạc phục vụ nhu cầu giải trí chung của xã hội; không nên bó hẹp trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm.

Theo Lê Trường/ NLĐ

  • Từ khóa

Dàn nhạc Trẻ Thế giới lần đầu đến Việt Nam biểu diễn

Dàn nhạc Trẻ Thế giới (World Youth Orchestra - WYO) sẽ có mặt tại Hà Nội trong dự án âm nhạc "Âm thanh của tình anh em"
15:59 - 28/03/2024
262 lượt xem

Ba Tri - Du lịch kiểu mới: Vừa học hỏi, vừa sống yêu thương

Là một tỉnh miền Tây được hình thành bởi ba cù lao lớn do phù sa các nhánh sông Cửu Long bồi đắp, Bến Tre duyên dáng vươn mình ra biển Đông. Địa thế đặc...
15:29 - 28/03/2024
275 lượt xem

Phú Quốc ưu đãi giá, đi chợ hộ để hút khách dịp lễ 30-4

Doanh nghiệp làm du lịch ở Phú Quốc hợp tác liên kết, ưu đãi giá các gói tour, đi chợ hộ giúp khách và địa phương kiểm soát chặt giá cả, làm sự kiện để...
11:59 - 28/03/2024
380 lượt xem

Đen Vâu lập cú đúp, Hòa Minzy xúc động tại Lễ trao giải Cống hiến 2024

Tối 27/3, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), rapper Đen Vâu và Doube2T cùng lập cú đúp, Hòa Minzy xúc động nghẹn ngào ở Lễ trao giải Cống hiến 2024.
10:16 - 28/03/2024
416 lượt xem

Mai của Trấn Thành lập kỷ lục doanh thu khi chiếu quốc tế đạt 1 triệu USD

Trang Deadline của Mỹ đưa tin phim Mai của Trấn Thành đạt doanh thu hơn 1 triệu USD sau khi công chiếu tại 9 quốc gia gồm Mỹ và các nước châu Âu.
07:59 - 28/03/2024
477 lượt xem