19
/
53057
Bộ VHTT&DL kiến nghị chấn chỉnh việc “loạn” phong danh hiệu
bo-vhtt-dl-kien-nghi-chan-chinh-viec-loan-phong-danh-hieu
news

Bộ VHTT&DL kiến nghị chấn chỉnh việc “loạn” phong danh hiệu

Thứ 6, 08/09/2017 | 14:41:53
891 lượt xem

Bộ VHTT&DL vừa có văn bản số 3754/BVHTTDL-TTr báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan chấn chỉnh việc công nhận, tôn vinh, vinh danh trái quy định của pháp luật.

Báo cáo nêu rõ, trong thời gian qua, nhiều tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp đã có nhiều hoạt động liên quan đến lĩnh vực văn hóa, di sản văn hóa như: Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cấp bằng chứng nhận “Đền thiêng linh ứng đạt tiêu chuẩn văn hóa đền thờ Tam, Tứ phủ theo nghi lễ văn hóa truyền thống Việt Nam”, Bằng chứng nhận, tôn vinh “Phong tặng nghệ nhân ưu tú văn hóa dân gian trong nghi lễ chầu văn của người Việt”, công nhận “Việt Nam linh thiêng cổ tự”, bằng chứng nhận “Tôn vinh nghệ nhân”.

Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam là hội thành viên thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam công nhận “Cây di sản Việt Nam” và “Cây di sản”; Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam là đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cấp bằng “Nghệ nhân văn hóa dân gian”; Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cấp bằng “Công nhận cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam” và tôn vinh “Nghệ nhân”...

Việc ca sĩ Ngọc Sơn được phong Giáo sư âm nhạc đã làm dư luận dậy sóng. Ảnh: TL.

Việc ca sĩ Ngọc Sơn được phong "Giáo sư âm nhạc" đã làm dư luận dậy sóng. Ảnh: TL.

Bộ VHTT&DL khẳng định, việc vinh danh và cấp bằng công nhận, bằng chứng nhận các danh hiệu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp nêu trên chưa được pháp luật quy định. Trong đó, tại báo cáo Bộ VHTT&DL cũng cho biết qua kiểm tra một số trường hợp được vinh danh nghệ nhân không thông qua các cơ quan quản lý tại địa phương, không được người dân và chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội tiến cử, giới thiệu; không ban hành tiêu chí xét tặng, không có hồ sơ khi tiếp cận một số di tích và nghệ nhân.

Việc bảo trợ di tích một số chùa đã được xếp hạng di tích quốc gia hoặc di tích cấp tỉnh, thành phố những không rõ nội dung bảo trợ. Một số là điện thờ, đền của tư gia tự xây trước đây hoặc xây mới trong khoảng 30 năm trở lại đây, không có giá trị kiến trúc nghệ thuật, đồ thờ được làm mới và không gắn với sự kiện – nhân vật lịch sử nhưng vẫn “đạt chuẩn” và linh thiêng.

Đơn cử như: đền Giáp Đàm ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, không phải di tích kiến trúc nghệ thuật, xây mới bê tông cốt thép và khánh thành năm 2016 kiểu 2 tầng có hầm; đền Hồng Sơn ở thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội có từ trước năm 1974 đến năm 1999 được tư nhân mở phủ, năm 2012 hoàn thành xây dựng; chùa Thực Khánh, chùa Long Mỹ, chùa Miếu Môn, Chùa Duyên Ứng ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã được xếp hạng di tích quốc gia và cấp tỉnh, thành phố nhưng Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam lại cấp bằng chứng nhận “Việt Nam linh thiêng cổ tự”…

Khi triển khai việc thu tiền của các đơn vị, cá nhân được chứng nhận, tôn vinh dưới hình thức hỗ trợ gắn biển “Việt Nam linh thiêng cổ tự”; kinh phí hỗ trợ biểu tượng “Đạo đức toàn cầu UNESCO”.

Bộ VHTT&DL từng có văn bản yêu cầu dừng việc cấp bằng chứng nhận tôn vinh nghệ nhân, công nhận cây di sản... Ảnh: TL.

Bộ VHTT&DL từng có văn bản yêu cầu dừng việc cấp bằng chứng nhận tôn vinh nghệ nhân, công nhận cây di sản... Ảnh: TL.

Bộ VHTT&DL nhấn mạnh, việc chứng nhận, tôn vinh nói trên của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã vi phạm các quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo. Việc tôn vinh một số đền, chùa miếu tự phát không được pháp luật quy định, các đối tượng tiếp nhận không thuộc diện điều chỉnh của các quy định và chế độ, chính sách của Nhà nước nên gây hiểu nhầm và tạo dư luận không tốt trong xã hội…

Trước đó, ngày 10/3/2017, Bộ VHTT&DL đã có văn bản số 932/BVHTT&DL-TTr gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để chấn chỉnh việc chứng nhận, tôn vinh trên địa bàn khi những hoạt động này không được pháp luật cho phép thực hiện. Lãnh đạo Bộ VHTT&DL khẳng định, việc ban hành văn bản trên là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao, du lịch và đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Bộ VHTT&DL kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các Bộ, Ngành liên quan chỉ đạo các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp nêu trên chấn chỉnh việc công nhận, tôn vinh, vinh danh trái quy định của pháp luật.

Theo Hà Tùng Long/Dân trí

  • Từ khóa

Thúc đẩy du lịch trên sông vùng ĐBSCL

Tiềm năng du lịch đường sông ở vùng ĐBSCL là rất lớn nhưng cần kết nối đồng bộ để thu hút du khách
08:31 - 20/04/2024
228 lượt xem

Liveshow trở lại với những ca sĩ thực lực

Từ thời điểm này đến tháng 5 tới, hàng loạt liveshow của những giọng hát thực lực, có lượng khán giả đông đảo riêng, được tổ chức khắp nơi cả trong nước...
09:52 - 19/04/2024
783 lượt xem

Ngắm vịnh Lăng Cô đẹp mờ ảo trong sương

Lăng Cô là vịnh biển gần như nguyên sơ với khung cảnh non nước hữu tình và là một trong những thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế.
07:54 - 19/04/2024
852 lượt xem

Ghibli được trao giải Cành cọ vàng thành tựu trọn đời

Ban tổ chức LHP Cannes lần thứ 77 thông báo sẽ trao giải Cành cọ vàng thành tựu trọn đời cho hãng phim Ghibli - giải đặc biệt nhất từ trước đến nay.
20:24 - 18/04/2024
1,099 lượt xem

Hình ảnh Việt Nam xưa qua lăng kính nữ nhiếp ảnh gia phương Tây

Từ ngày 18 đến 30/4, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) trưng bày triển lãm "Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”, giới thiệu tới...
16:17 - 18/04/2024
1,191 lượt xem