18
/
69667
'Ban huấn luyện Việt Nam hiểu tưởng tận bóng đá Nhật Bản'
ban-huan-luyen-viet-nam-hieu-tuong-tan-bong-da-nhat-ban
news

'Ban huấn luyện Việt Nam hiểu tưởng tận bóng đá Nhật Bản'

Thứ 5, 24/01/2019 | 14:43:16
569 lượt xem

HLV Park Hang Seo cùng các cộng sự hiểu lối chơi của Nhật Bản đến từng "chân tơ kẽ tóc", đó là tiền đề để tuyển Việt Nam hy vọng vào bất ngờ trước đối thủ này trong trận tứ kết tối nay.

Cuộc so tài giữa Việt Nam và Nhật Bản tối nay chính là trận đấu chênh lệch nhất ở vòng tứ kết Asian Cup về cả đẳng cấp, thực lực, lịch sử, thành tích và xếp hạng FIFA. Đối đầu với đội bóng giàu truyền thống nhất châu Á như Nhật Bản, cửa thắng của tuyển Việt Nam hiển nhiên hẹp hơn rất nhiều so với đối thủ. Tuy nhiên, không vì thế mà các học trò của HLV Park Hang Seo đánh mất sự tự tin.

Theo cựu trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa của tuyển Việt Nam, "những chiến binh Sao Vàng" đủ khả năng đánh bại Nhật Bản để tiếp tục gây sốc tại Asian Cup, bởi chúng ta hiểu tường tận cả điểm yếu, điểm mạnh của đội bóng Đông Á.

'Ban huan luyen Viet Nam hieu tuong tan bong da Nhat Ban' hinh anh 1

Nhật Bản là ứng cử viên số 1 cho danh hiệu vô địch.

"Nhiều cầu thủ Hàn quốc đã sang Nhật Bản đá bóng, còn trợ lý Lee Young Jin của ông Park Hang Seo đã từng thi đấu tại Nhật Bản trong khoảng một năm. Ban huấn luyện người Hàn Quốc của tuyển Việt Nam hiện nay hiểu rõ lối chơi và kiểu chơi của từng cầu thủ Nhật Bản như lòng bàn tay. Các cầu thủ như Công Phượng, Xuân Trường chẳng lạ gì lối chơi này và Công Phượng đã từng thi đấu ở Nhật Bản, gặp họ nhiều lần nên càng biết cách phải làm thế nào.

Chúng ta cũng từng thắng họ cách đây năm tháng, vì thế niềm tin chiến thắng vẫn còn. Nên đưa những cầu thủ không biết sợ như Văn Toàn, Hùng Dũng, Văn Hậu vào để phá lối chơi của họ" - cựu trợ lý Lê Huy Khoa phân tích.

Cũng theo hiệu trưởng của trường Hàn ngữ Kanata, Nhật Bản rất mạnh và sở hữu nhiều điểm ưu việt trong lối chơi như tính khoa học, tính tổ chức, chuyền nhanh, ít chạm và chính xác như một cỗ máy được lập trình sẵn. Cách đá của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi bóng đá Brazil tương đối nhiều.

'Ban huan luyen Viet Nam hieu tuong tan bong da Nhat Ban' hinh anh 2

Cựu trợ lý Lê Huy Khoa khi còn phiên dịch cho HLV Park Hang Seo.

"Đặc trưng của bóng đá Nhật Bản là lối chơi lấy chuyền - sút dựa vào tuyến tiền vệ là chủ yếu. Từ khoảng đầu thế kỷ 20 đến nay, nghĩa là khoảng 100 năm nay, Nhật Bản luôn chơi như vậy, tất cả các cầu thủ thiếu niên Nhật bản đều được đào tạo và phục vụ vào theo lối chơi này, họ ít chuyền dài. Sau thời HLV nước ngoài cầm quyền thì bóng đá Nhật đã chuyển sang lối chơi thực dụng hơn nhờ vào phản công.

Nhật Bản có lối chơi nhanh và dựa vào tổ chức, đan bật chằng chịt, khoa học như máy tính, hiệu quả và không có động tác thừa. Lối chơi của cầu thủ thi đấu ở nước ngoài và ở trong nước rất khác nhau, điều này tạo ra khoảng cách rất lớn giữa nhóm cầu thủ xuất sắc và cầu thủ còn lại, cụ thể là lối chơi nhiều khi lại thiếu tính nhất quán. Tóm lại là nếu có cầu thủ thi đấu ở nước ngoài, Nhật Bản sẽ đá phản công rất nhanh, còn không thì ngược lại.

Mọi người nói Nhật Bản đá kiểu Tiki-taka, nhưng người Nhật Bản không bao giờ nói thế. Họ chú ý chơi bóng nhanh, chứ không chơi bóng sở hữu nhiều. Tóm lại, Nhật Bản đá theo trường phái Brazil, nhiều cầu thủ Brazil đều đang thi đấu tốt ở Nhât và chính họ đã ảnh hưởng đến lối chơi của bóng đá nước này" - cựu trợ lý Lê Huy Khoa phân tích rất kỹ.

Dẫu vậy, Nhật Bản không phải là không có điểm yếu. Đội bóng của HLV Hajime Moriyasu có nhiều khiếm khuyết mà nếu khai thác được, cơ hội chiến thắng của tuyển Việt Nam sẽ là sáng rõ hơn nhiều.

'Ban huan luyen Viet Nam hieu tuong tan bong da Nhat Ban' hinh anh 3

Olympic Việt Nam từng thắng Olympic Nhật Bản ở ASIAD.

"Không biết có phải là dựa vào lối chơi tập thể quá nhiều hay không mà cầu thủ Nhật Bản, nhất là tiền đạo nhiều khi hơi cứng nhắc, thiếu tính quả cảm, nhiều cơ hội đến thì vẫn không dứt điểm và chuyền xuống sát đến tận gôn để tìm cơ hội tốt hơn.

Cầu thủ Nhật Bản có thể hình khá mỏng, sức bền tốt nhưng sức mạnh yếu, có xu hướng chơi bóng thuần tuý và ngại tranh chấp tay đôi hay tranh chấp bằng sức, luôn tránh né và kỵ giơ những đội nào đá kiểu này. Đội nào đá "sần sùi" thì Nhật sẽ thường thua.

Về truyền thống, Nhật Bản không bao giờ có thủ môn giỏi. Cầu thủ hậu vệ Nhật Bản xử lý bóng rất gọn, không có động tác thừa, nhưng do không đè sát, không dùng sức tranh chấp vì thế nhiều khi thấy họ chơi hơi thiếu tích cực phòng ngự, chú trọng tính kết nối trong phòng thủ hơn là phòng thủ dựa vào cá nhân. Nhưng hiện nay thì đã khác đôi chút, thủ quân Nhật Bản đang chơi hậu vệ hiện nay (Maya Yoshida) chơi cũng rất rát.

Muốn thắng Nhật cần phải tập trung vào những sai sót của từng cá nhân ở hàng hậu vệ, đừng hy vọng áp đặt mà phá vỡ lối chơi của họ.

'Ban huan luyen Viet Nam hieu tuong tan bong da Nhat Ban' hinh anh 4

Tuyển Việt Nam phải chắt chiu cơ hội.

Tuyển Việt Nam kỵ giơ nhất chính là Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhật Bản và Hàn quốc đã gặp nhau 78 trận, Nhật Bản thua 41 trận. Nhưng đó là ngày xưa, vào thập niên 2000 thì Hàn Quốc là “gỏi” của Nhật Bản, thua suốt, sau năm 2010 thì mới bắt đầu ngang ngửa với nhau. Lấy kinh nghiệm của Hàn Quốc để đá với Nhật cũng là lợi thế của chúng ta.

Cuối cùng, Nhật Bản dù đang thắng hay thua, luôn theo lối chơi nhất quán của mình, không bị chi phối vì cảm xúc, bình tĩnh triển khai, không hoảng loạn, từ từ, đi theo chiến thuật rõ ràng. Nếu chúng ta phá vỡ được lối chơi này thì họ sẽ sụp đổ" - cựu trợ lý Lê Huy Khoa kết luận.

Cơ hội chiến thắng không phải là không có, nhất là khi Nhật Bản đang thể hiện bộ mặt thiếu thuyết phục trong bốn trận ở Asian Cup đã qua. Quan trọng là, các cầu thủ phải biết mình, biết người, chơi tập trung và duy trì cự ly đội hình hợp lý. Không đội bóng nào là không có điểm yếu, sai sót, vấn đề là tuyển Việt Nam phải chắt chiu cơ hội và kiên nhẫn chờ đợi đối thủ mắc sai lầm.

Theo cựu trợ lý Lê Huy Khoa, tuyển Việt Nam sẽ thắng Nhật Bản 2-1 để viết tiếp câu chuyện cổ tích ở Asian Cup năm nay. 

Theo VTC New

  • Từ khóa

Thể thao Việt Nam còn những hy vọng nào tranh vé Olympic Paris?

Đặt chỉ tiêu đoạt từ 12 đến 15 suất tham dự Olympic Paris 2024, thể thao VN hiện có được 9 suất và đang tăng tốc trong giai đoạn quyết định.
13:29 - 24/04/2024
23 lượt xem

Bóng chuyền đông khán giả vẫn khó tìm tài trợ

Năm 2024, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam áp dụng nhiều thay đổi tại Giải bóng chuyền vô địch quốc gia, trong đó sẽ có chín đội nam và chín đội nữ đấu vòng...
10:39 - 24/04/2024
93 lượt xem

Futsal Việt Nam săn vé dự World Cup

Phải đánh bại Uzbekistan, chủ nhà vòng chung kết World Cup futsal 2024, futsal Việt Nam mới mong có lần thứ 3 liên tiếp góp mặt ở ngày hội lớn của futsal...
09:35 - 24/04/2024
124 lượt xem

Vì sao bóng đá Đông Nam Á sa sút?

Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia là 4 đội bóng khu vực Đông Nam Á tham dự vòng chung kết Giải U23 châu Á 2024 ở Qatar.
08:23 - 24/04/2024
145 lượt xem

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Uzbekistan quá mạnh'

Tung đội hình dự bị, HLV Hoàng Anh Tuấn không ngạc nhiên khi U23 Uzbekistan phô diễn thực lực vượt trội trước U23 Việt Nam.
07:45 - 24/04/2024
185 lượt xem