9
/
70081
Lì xì lấy lộc chứ không phải thước đo giá trị vật chất
li-xi-lay-loc-chu-khong-phai-thuoc-do-gia-tri-vat-chat
news

Lì xì lấy lộc chứ không phải thước đo giá trị vật chất

Thứ 4, 06/02/2019 | 11:49:55
1,029 lượt xem

Lì xì đầu năm là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt, trong ký ức tuổi thơ mỗi đứa trẻ dường như đều có cảm giác háo hức, đợi chờ được người lớn trao cho một phong bao đỏ tươi. Mỗi phong bao ấy chất chứa tất cả tình cảm, lời chúc năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc của người cho. Thế nhưng, khi xã hội phát triển, ý nghĩa của lì xì ngày Tết có lẽ chẳng còn được vẹn nguyên.

Tết trong trái tim mỗi người đều mang những cảm xúc ngọt ngào và đầm ấm. Kẻ xa quê chỉ chờ ngày này để lên chuyến tàu về đoàn viên cùng người thân sau thời gian cách trở.

Ai nấy đều có vui vẻ, phấn khởi, con cháu quây quần chúc thọ ông bà và nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm, nồng đượm như chính tình cảm người trao.

li-xi-la-de-lay-loc-2.jpg

Tết đến Xuân về là khi người ta cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. (Ảnh minh họa: Trần Quang Hiếu) 

Thế nhưng những năm gần đây người ta phải đặt câu hỏi “lì xì bao nhiêu là đủ”? Người cho thì đắn đo, cân nhắc “sức nặng” trong phong bao cho từng mối quan hệ, còn kẻ nhận thì so sánh hơn thua rằng năm nay được lì xì ít hơn năm ngoái. Cứ thế họ quên mất ý nghĩa thực sự của văn hóa lì xì, sự toan tính, ích kỷ và xu hướng sống thiên về vật chất đã chiến thắng.

Dẫu biết rằng tiền là một thứ rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhưng nó không phải là tất cả. Nếu như bạn lấy tiền để đo giá trị của một con người thì có lẽ sẽ khập khiễng, bởi không phải bất cứ điều gì cũng có thể dùng tiền để đổi chác. Thử nghĩ xem trong tình yêu dùng vật chất để thử đối phương thì tình cảm sẽ bị thương tổn.

Ngẫm lại ngày xưa người ta trao cho nhau phong thư lì xì với ý nghĩa cầu chúc nhau một năm mới bình an, hạnh phúc. Dẫu cho những chiếc phong bao giá trị không cao nhưng người nhận vẫn vui vì được cầu chúc, còn ngày nay, đôi khi người ta dùng “ruột” của phong bao để đo lòng người.

li-xi-la-de-lay-loc-1.jpgĐừng lấy giá trị vật chất để đo lòng người… (Ảnh minh họa: Trần Quang Hiếu) 

Mấy ngày đầu năm, dạo một vòng trên mạng xã hội mới thấy rằng vẫn còn rất nhiều bạn trẻ chú tâm quá nhiều đến giá trị vật chất mà đánh mất những điều ý nghĩa tốt đẹp vốn có của phong bao lì xì. Có thể khi thời đại kinh tế phát triển, người ta chạy theo  giá trị của đồng tiền một cách vội vã và rồi bỏ rơi những điều giản dị đời thường.

Câu hỏi về giá trị của chiếc phong bao lì xì tưởng chừng là điều hết sức bình thường với người  này nhưng lại trở thành nỗi buồn tiếc với người khác. Bởi lì xì vốn dĩ là để lấy lộc chứ nào phải để đong đếm, cân đo giá trị vật chất. Ý nghĩa của tiền mừng tuổi không nằm ở số lượng tiền bao nhiêu mà nằm ở ý nghĩa của lời chúc.

Đừng bao giờ so đo, tính toán bởi lì xì ngày Tết chất chứa tất cả những tình cảm thân thương của người cho. Hãy cảm nhận và trân trọng nó bằng cả lòng mình để hiểu được rằng hóa ra đôi khi hạnh phúc chỉ là những điều giản dị.

Theo Tuệ Nhi/Dân trí

  • Từ khóa

Gần 5.000 người học tập nghị quyết Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam XI

400 điểm cầu trực tuyến với sự tham gia sâu rộng của gần 5.000 cán bộ, hội viên, sinh viên tham gia học tập, quán triệt và tuyên truyền nghị quyết Đại hội...
14:51 - 29/03/2024
48 lượt xem

Hàng ngàn người Đà Nẵng hợp sức tìm 30 cuốn hộ chiếu cho anh bưu tá trong đêm

Tối qua 28-3, hàng ngàn người dân Đà Nẵng đã cùng hợp sức để tìm 30 cuốn hộ chiếu của một bưu tá đánh rơi trong quá trình vận chuyển.
14:14 - 29/03/2024
62 lượt xem

Làm gì để tránh bị ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng?

Theo Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, đặc trưng thời tiết của mùa nắng nóng là nhiệt độ cùng độ ẩm cao, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, dẫn đến thức ăn...
10:59 - 29/03/2024
133 lượt xem

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: 'Ai được giao nhiều việc là người đó có năng lực'

Trao đổi với các đoàn viên, thanh niên cơ quan T.Ư Đoàn, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cho rằng, ai đang được lãnh đạo đơn vị giao nhiều việc,...
08:26 - 29/03/2024
206 lượt xem

Từng thủ khoa đầu vào Trường ĐH Ngoại thương, bỏ thành phố về quê trồng rau

Từng là thủ khoa đầu vào cùng tấm bằng tốt nghiệp xuất sắc của Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM nhưng Nguyễn Quỳnh Châu bỏ hết lại phía sau, trở về quê khởi...
14:59 - 28/03/2024
651 lượt xem