9
/
53784
Đã lấy phải người đàn ông chẳng ra gì, tôi còn bị nhà chồng xúc phạm thậm tệ
da-lay-phai-nguoi-dan-ong-chang-ra-gi-toi-con-bi-nha-chong-xuc-pham-tham-te
news

Đã lấy phải người đàn ông chẳng ra gì, tôi còn bị nhà chồng xúc phạm thậm tệ

Thứ 2, 02/10/2017 | 13:50:22
1,407 lượt xem

Khi tôi đòi ly hôn, nhà chồng bắt đầu quay sang miệt thị, xúc phạm tôi.

Tôi là nhân viên kế toán tại một công ty nhà nước, công việc cũng ổn định và cũng gọi là có thu nhập. Trong nhà, tôi là chị cả nhưng lập gia đình muộn nhất, phần vì nặng lòng với tình cũ, phần vì muốn tập trung lo cho sự nghiệp. Thành ra mãi đến năm 30 tuổi mới quyết định lấy chồng. Không phải dạng quá xinh đẹp, tiểu thư nhưng ngoại hình tôi cũng không đến nỗi nào khi mang ra so sánh với chồng, người đàn ông 30 tuổi nhưng vẫn chưa chịu an phận và không thể lấy nổi tấm bằng đại học sau "mười mấy năm đèn sách".

Nói về anh, chúng tôi học chung với nhau từ năm cấp 2, bản thân tôi cũng hiểu qua về hoàn cảnh và gia đình anh. Nhiều năm không liên lạc, nhưng do một lần tình cờ kết bạn facebook, anh bắt đầu tiếp cận và 2 đứa trở nên thân thiết hơn. Có lẽ chính cái tài ăn nói cộng với hoàn cảnh gia đình mà tình yêu cũng nảy sinh, nói đúng hơn là tôi thương anh và bố mẹ anh ở quê.

Tìm hiểu nhau 1 thời gian, tôi có bầu trước và đám cưới cũng nhanh chóng được diễn ra. Cũng từ đây, cuộc đời tôi bắt đầu bước sang 1 trang mới với đủ éo le, nhục nhã. Chồng tôi đã phải thi đại học đến 3 lần, và rồi lần nào cũng bị trường đuổi học sau 1 năm vì nợ môn, bỏ học quá nhiều. Thế nhưng anh vẫn giấu nhẹm và qua mặt gia đình. Cái "mác sinh viên" chỉ là vỏ bọc có cơ hội lừa dối, xin tha thứ hết lần này đến lần khác chỉ vì bố mẹ, các chị gái của anh mắc bệnh "sĩ".

Nếu như tiền lương hàng tháng trước đây của tôi sống 1 mình có thể gọi là dư giả thì giờ phải chắt bóp từng đồng, nhận đủ việc làm thêm để "nuôi chồng". Đã không được nhờ cậy chồng, tôi còn phải lo cho anh từ A tới Z. Nào là tiền học phí, tiền ăn, mua cho điện thoại mới, trả nợ cho nhà chồng…

Tôi có thể làm và hy sinh nhiều hơn nữa, chỉ cần anh chịu học và ra trường đúng hạn. Thế nhưng, cái hy vọng ấy cứ mất dần khi cứ vài tuần lại phải cắn răng đi trả những khoản vay nặng lãi của anh. Đỉnh điểm có lần, 2h sáng tôi phải vác bụng bầu 7 tháng, đội mưa đi trả nợ trong cảm giác tuyệt vọng và hận thấu xương.

Cứ thế, số vàng cưới hồi môn và tiền dành dụm để sinh con của tôi dần dần cứ đội nón ra đi. Ngày tôi về quê nghỉ đẻ, anh còn mang cả xe máy đi cắm, nợ nần cứ lãi mẹ đẻ lãi con. Nhiều lần tôi hạ quyết tâm muốn bỏ cuộc, nhưng vì sợ mang tiếng bố mẹ, sợ thiên hạ nói ra nói vào, tôi lại nuốt nghẹn sống tiếp.

Bắt đầu thời gian ở cữ, cũng là lúc cuộc hôn nhân của tôi rơi xuống vực thẳm. Thằng bé không được khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường, việc ra vào bệnh viện diễn ra như cơm bữa. Tiền dự trữ chẳng còn đồng nào do đã đổ vào trả nợ. Trong khi anh thì mất hút ngoài Hà Nội. Bố mẹ chồng thì tỏ ra ái ngại khi con dâu không đủ sữa cho cháu. Rồi việc bất đồng quan điểm sống, cách nuôi con… khiến mâu thuẫn của tôi với gia đình chồng ngày một nhiều.

Mọi sự chịu đựng cũng có giới hạn của nó, tôi không thể sống với một người chồng suốt ngày chỉ biết dối trá, lừa lọc, ăn chơi trác tang. Quyết định li dị cũng là lựa chọn duy nhất để giải thoát cuộc sống địa ngục này.

Nhưng chẳng thể ngờ được, cũng bắt đầu từ đây, bố mẹ chồng, rồi ngay cả mấy người chị, anh em rể bên nhà chồng bắt đầu rêu rao nói tôi chẳng ra gì. Nào là tôi là loại gái ế, được con họ lấy cho là may phúc lắm nhưng không biết điều an phận. Rằng tôi là hạng con gái dễ dãi, yêu đương mấy ngày đã thoải mái qua lại rồi chửa trước. Trong khi trước đó, vì sợ mang tiếng họ đã đi đánh tiếng là hai đứa yêu nhau tìm hiểu mấy năm trời.

Đến nỗi, họ còn chỉ thằng vào mặt tôi mà nói: "Loại con gái dễ dãi, rẻ tiền như mày thì kiếm đâu chẳng được. Không có thằng Đ rước đi thì có mà ế cả đời. Con gái nết na, ra gì thì đã chẳng vác bụng bầu vượt mặt rồi xin cưới chạỵ. Để xem cả đời có ngóc đầu được lên không mà dám mở mồm đòi bỏ chồng".

Hóa ra trong mắt nhà chồng, tôi phải biết ơn vì được con trai của họ giải thoát cho khỏi cái tiếng là "gái ế". Bởi vậy, tôi phải có trách nhiệm và bổn phận chấp nhận một người chồng chẳng ra gì. Giữa lúc tôi bị nhà anh ta đay nghiến, nguyền rủa thì chồng lại mất hút.

Giờ đây nằm ôm con, tôi tự trách bản thân mình quá ngu, đặt niềm tin nhầm chỗ. Thằng bé là niềm an ủi động viên duy nhất để tôi gắng gượng, sống cho bản thân và bằng mọi giá phải giành lấy quyền nuôi con.

Theo T.B/ Thời Đại

  • Từ khóa

Nữ TikToker triệu view giúp bà con Tây Bắc tiêu thụ nông sản

Nhiều clip về món ăn Tây Bắc do chị Phương Mai thực hiện đạt cả triệu view trên mạng xã hội không chỉ giới thiệu văn hóa ẩm thực của người dân vùng cao mà...
15:10 - 23/04/2024
157 lượt xem

Những đứa trẻ tự kỷ làm nên điều kỳ diệu: Đừng 'giấu con trong nhà' vì sợ làm phiền..

Đó cũng là quan điểm của các chuyên gia đưa ra trong 2 buổi workshop về chủ đề hòa nhập và định hướng nghề nghiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Nhiều phụ...
10:50 - 23/04/2024
261 lượt xem

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ hoan nghênh đoàn đại biểu T.Ư Đoàn

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng hoan nghênh đoàn đại biểu T.Ư Đoàn, do Bí thư thường trực T.Ư Đoàn Nguyễn Ngọc Lương làm...
10:45 - 23/04/2024
266 lượt xem

Tổng thư ký ASEAN: Thanh niên hãy sống có mục đích, đừng phí hoài thời gian

Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn chia sẻ ông được truyền cảm hứng khi lắng nghe các câu hỏi và đề nghị của thanh niên khu vực trong cuộc đối thoại ở Hà...
08:08 - 23/04/2024
325 lượt xem

Cho trẻ cơ hội phản biện và sáng tạo

Phản biện, sáng tạo là năng lực then chốt để mỗi người trẻ mạnh mẽ bước vào nền kinh tế tri thức cùng sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ.
16:56 - 22/04/2024
662 lượt xem