24
/
116899
Indonesia muốn triển khai 'tai mắt' ở Biển Đông
indonesia-muon-trien-khai-tai-mat-o-bien-dong
news

Indonesia muốn triển khai 'tai mắt' ở Biển Đông

Thứ 3, 21/09/2021 | 13:33:10
732 lượt xem

Jakarta đang cân nhắc triển khai thêm "tai mắt" đến vùng biển ở phía bắc quần đảo Natuna, khu vực chồng lấn với yêu sách "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông.

Một tàu cá treo cờ Indonesia - Ảnh chụp màn hình ABC news

Theo Cơ quan an ninh hàng hải Indonesia (Bakamla), ngư dân sẽ được tổ chức thành một lực lượng tương tự Lực lượng dự bị vũ trang (Komcad).

Vừa đánh cá, vừa làm cảnh giới

Những ngư dân này sẽ vừa đánh bắt cá nhưng cũng vừa làm vai trò cảnh giới, phát hiện tàu thuyền nước ngoài tại vùng biển Indonesia tranh chấp với nước ngoài.

"Tên của lực lượng này là Ngư dân quốc gia Indonesia (NNI)", đại tá Wisnu Pramandita - phát ngôn viên của Bakamla - xác nhận với Đài CNN Indonesia.

Theo ông Pramandita, việc thành lập NNI là một phần trong các nỗ lực tăng cường và duy trì sự hiện diện liên tục của các cơ quan đảm bảo an ninh hàng hải Indonesia tại các vùng biển tranh chấp, đặc biệt là vùng biển nằm ở phía bắc quần đảo Natuna.

Trung Quốc không đưa ra yêu sách chủ quyền với quần đảo này, nhưng yêu sách "đường 9 đoạn" phi lý mà Bắc Kinh đưa ra trên Biển Đông nằm chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mà Indonesia đưa ra quanh đảo Natuna. Năm 2017, Indonesia đổi tên vùng biển trên thành Biển Bắc Natuna để thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền tài phán.

Ngoài Bakamla, Indonesia còn tổ chức Lực lượng Bảo vệ bờ biển và vùng biển (KPLP) với quy mô lớn hơn và cũng thường xuyên sử dụng tàu chiến để ngăn chặn tàu bè nước ngoài.

Mặc dù vậy, giới chức Indonesia dường như cho rằng như vậy là chưa đủ và cần phải có lực lượng bám biển thường xuyên hơn.

Theo ông Pramandita, các ngư dân của NNI sẽ được giao nhiệm vụ theo dõi, thu thập thông tin về tàu bè nước ngoài trong vùng biển Indonesia.

Trong thời gian không làm nhiệm vụ, ngư dân vẫn có thể đánh bắt cá và bán đi, trong lúc vẫn được nhà nước trả lương như lực lượng Komcad.

Quy mô ban đầu của NNI sẽ có khoảng 100 ngư dân, chia thành 4 tàu. Số ngư dân và tàu cá này sẽ được ưu tiên triển khai đến vùng biển phía bắc đảo Natuna.

"Lấy độc trị độc"

Theo đại tá Pramandita, hiện Indonesia đang chuẩn bị cơ sở pháp lý và tham vấn với các cơ quan liên quan về cách thức tổ chức, hoạt động của NNI.

Việc thành lập NNI chỉ mới ở dạng đề xuất và cần trình qua các cơ quan liên quan, theo Đài CNN Indonesia. Đại tá Pramandita cho biết cần có cơ sở pháp lý và quy định rõ ràng về cách thức hoạt động, quản lý NNI để tránh việc các cơ quan hàng hải Indonesia giẫm chân nhau.

Nhìn chung, vai trò của lực lượng NNI của Indonesia khá giống với dân quân biển của Trung Quốc - ngụy trang dưới vỏ bọc tàu cá bình thường nhưng được trang bị các phương tiện liên lạc tiên tiến.

Gần đây nhất là vào tháng 3-2021, hàng trăm tàu cá Trung Quốc neo đậu nhiều tuần liền và không có hoạt động đánh bắt gì tại Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mỹ và Philippines khi đó tuyên bố đây là các tàu dân quân biển Trung Quốc ngụy trang thành tàu cá.

Giới quan sát cho rằng Indonesia đang dùng phương pháp "lấy độc trị độc", tức dùng mô hình của Trung Quốc để đấu với Trung Quốc.

Trong tuần qua, khu vực Biển Bắc Natuna thu hút chú ý vì sự xuất hiện của các tàu chiến Mỹ và Trung Quốc. Phía Indonesia đã phản ứng bằng việc điều thêm 5 tàu chiến và máy bay đến khu vực, gợi nhớ lại cuộc đối đầu giữa Indonesia và Trung Quốc vào tháng 1-2020 cũng tại Natuna.

Giới chức Indonesia đã liên tục trấn an ngư dân sau khi xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh ngư dân Indonesia chạm trán với 6 tàu chiến nước ngoài, trong đó có 1 tàu Trung Quốc.

Theo một hiệp hội ngư dân địa phương, sự việc xảy ra trong khu vực Biển Bắc Natuna. Tư lệnh hạm đội I Indonesia, chuẩn đô đốc Arsyad Abdullah, xác nhận có việc tàu chiến Mỹ và Trung Quốc gần đảo Natuna nhưng các tàu này chưa gây ra sự xáo trộn nào tại khu vực.

Trong cuộc họp báo ngày 20-9, người đứng đầu Bakamla - phó đô đốc Aan Kurnia - cho biết tình hình tại Biển Bắc Natuna vẫn "trong tầm kiểm soát" sau khi có thông tin hàng ngàn tàu nước ngoài đi vào vùng biển này.

"Chúng tôi sẽ hành động nếu có hành vi vi phạm. Bakamla, KPLP và Hải quân Indonesia sẽ không thỏa hiệp về các quy định trong EEZ và thềm lục địa", Đài CNN Indonesia trích lời ông Kurnia kêu gọi ngư dân Indonesia yên tâm ra khơi ở Natuna.

Tăng thêm sức mạnh hải quân

Ngày 16-9, Indonesia đã chốt hợp đồng mua bản vẽ khinh hạm lớp AH140 từ Tập đoàn Babcock International của Anh. Thỏa thuận được ký kết dưới sự chứng kiến của bộ trưởng quốc phòng Anh và Indonesia, cho phép Jakarta đóng ít nhất 2 chiến hạm loại này trong nước.

Mặc dù được gọi là khinh hạm, chiến hạm AH140 có lượng choán nước tới 5.700 tấn và được vũ trang bằng tên lửa, ngư lôi.

Trong cuộc họp báo ngày 18-9, phó chủ tịch Hạ viện Indonesia Sufmi Dasco Ahmad tự tin tuyên bố Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ lại về các hành động ở Biển Bắc Natuna nếu thấy khinh hạm AH140 của Indonesia.

Theo Duy Linh/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/indonesia-muon-trien-khai-tai-mat-o-bien-dong-20210920200221431.htm

  • Từ khóa

Thái Lan nóng như "đổ lửa", 30 người chết vì sốc nhiệt trong 4 tháng

Từ đầu năm tới nay, Thái Lan đã ghi nhận 30 trường hợp tử vong vì sốc nhiệt khi quốc gia Đông Nam Á hứng chịu thời tiết nắng nóng dữ dội.
15:50 - 25/04/2024
112 lượt xem

CEO TikTok nói cứng, quyết giành quyền tồn tại

Giám đốc điều hành (CEO) TikTok Shou Zi Chew hôm 24-4 cho biết công ty sẽ nộp đơn kiện ra tòa với nỗ lực duy trì hoạt động trực tuyến tại Mỹ.
14:23 - 25/04/2024
130 lượt xem

Đưa mạng di động 4G vào vũ trụ

Nhắn tin trên Mặt Trăng? Truyền phát dữ liệu trên Sao Hỏa? Đó là tầm nhìn chung của NASA và Nokia.
11:07 - 25/04/2024
230 lượt xem

Thủ tướng Tây Ban Nha cân nhắc từ chức sau khi vợ bị điều tra

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez cho biết ông đang xem xét với phương án từ chức sau khi vợ ông bị điều tra vì nghi vấn tham nhũng trong kinh...
08:30 - 25/04/2024
278 lượt xem

IAEA: Iran có thể trữ đủ uranium để chế bom hạt nhân trong vài tuần

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho rằng Iran có thể mất vài tuần để trữ đủ uranium làm giàu nhằm chế tạo bom hạt nhân.
19:15 - 24/04/2024
615 lượt xem