11
/
77713
Đối phó “nạn” lạm thu: Nhà trường tự tiết kiệm trước khi nghĩ tới tăng thu
doi-pho-nan-lam-thu-nha-truong-tu-tiet-kiem-truoc-khi-nghi-toi-tang-thu
news

Đối phó “nạn” lạm thu: Nhà trường tự tiết kiệm trước khi nghĩ tới tăng thu

Thứ 3, 13/08/2019 | 12:49:16
717 lượt xem

Đã từng có nhiều ý kiến từ các nhà chuyên môn, nhà quản lý và cả phụ huynh học sinh đóng góp, hiến kế ngăn chặn lạm thu như ban hành các văn bản chỉ đạo, đề nghị kỷ luật cách chức hiệu trưởng… Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế, TS Bùi Đức Thụ - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách - Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nguyên Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng:

- Với các trường công lập, việc thu, chi phải tuân theo quy định của Nhà nước. Bởi vì đối với các trường công hoạt động được bố trí kinh phí ở mức độ nào do Nhà nước đảm bảo, căn cứ vào các tiêu chuẩn, chế độ định mức chi của cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Từ đó, trường công lập dự toán gửi lên cơ quan quản lý để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết định. Vì thế, việc chi phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi chung của Nhà nước.

Như vậy, nhiệm vụ của các trường công này có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị một cách tốt nhất với kinh phí tiết kiệm nhất.

 TS Bùi Đức Thụ - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách - Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nguyên Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: QH

Dù nói cần phải tiết kiệm, song cũng có ý kiến cho rằng nguồn ngân sách không đủ chi nên mới phải thu thêm. Ông đánh giá thế nào về việc này?

- Trường hợp nói thiếu thì không biết bao nhiêu cho đủ. Cũng như các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước đều kêu thiếu kinh phí, nên trong điều kiện ngân sách khó khăn, bội chi ngân sách trong nhiều năm gần đây, mọi vấn đề quản lý sử dụng ngân sách phải thật tiết kiệm. Lấy tiêu chuẩn tiết kiệm hiệu quả là nhiệm vụ hàng đầu.  

Đối với các trường, việc tiết kiệm trước mắt là phải tổ chức lại công tác đào tạo, tinh giảm biên chế, tiết kiệm những chi phí không cần thiết...

Để nâng cao chất lượng dạy và học, nhiều trường đã kêu gọi xã hội hóa. Vậy theo ông làm thể nào để việc xã hội hóa đạt được kết quả như mong muốn mà không bị lợi dụng biến thành lạm thu?

Đối với những trường hợp xã hội hóa, những khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân, cha mẹ học sinh thì phải làm cho thực nhất.

Vừa rồi, qua báo chí cũng như các cơ quan quản lý nhà nước thì nhiều nhà trường hiện tại có tình trạng thu các khoản trên danh nghĩa là đóng góp tự nguyện, nhưng thực chất lại là tự nguyện kiểu ép buộc. Có phụ huynh cũng tranh thủ để tiếp cận nhà trường cách này cách kia, dùng số đông để ép buộc người khác đóng, nộp. Kể cả qua tiếp xúc cử tri cũng như phản ánh của người dân, thì đa số họ không đồng tình với sự đồng tình không thực chất như vậy.

Giải quyết vấn đề này, trách nhiệm trước hết chính là các nhà trường, sau đó mới tới trách nhiệm của cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục và Đào tạo phải quản lý đúng theo pháp luật, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.

Ban đại diện cha mẹ học sinh là một tổ chức tự nguyện, được hình thành để tiếp nhận và phản ánh kịp thời ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của học sinh và gia đình học sinh với nhà trường, có trách nhiệm kết nối quá trình đào tạo. Nghĩa là Hội này có chức năng như một cầu nối để việc tổ chức giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn mà thỏa mãn mong muốn và nguyện vọng giữa nhà trường và học sinh.

Chính vì thế thế, việc kêu gọi đóng góp tự nguyện phải làm thực chất, đúng với bản chất tự nguyện chứ không thể lợi dụng lạm thu.

Xin cảm ơn ông!

"Đa phần học sinh vẫn là những gia đình chưa khá giả, thậm chí là hộ nghèo, trong bối cảnh tiền lương tăng chậm, vật giá các thứ đều tăng, gây nên những khó khăn trong cuộc sống, thì việc thu đầu năm trong nhà trường không tốt, dẫn tới lạm thu sẽ làm tăng gánh nặng cho phần lớn các gia đình, nhất là đối với những hộ có thu nhập thấp hoặc hộ nghèo dẫn tới sự không đảm bảo, mất ổn định xã hội" - TS Bùi Đức Thụ


Theo Đức Thành/Lao động

  • Từ khóa

Phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực của ba đợt đầu tiên năm 2024

Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đã tiếp nhận hơn 104.000 lượt đăng ký dự thi.
19:54 - 24/04/2024
293 lượt xem

Hơn 50% sinh viên sư phạm từ chối hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí

Năm 2022 chỉ có 244/650 thí sinh trúng tuyển các ngành sư phạm Trường đại học Sài Gòn đăng ký hưởng chính sách ưu đãi học phí, sinh hoạt phí.
16:54 - 24/04/2024
424 lượt xem

Từ hôm nay học sinh có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Bắt đầu từ hôm nay 24.4, thí sinh đang học lớp 12 có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài...
14:08 - 24/04/2024
472 lượt xem

'Hạ nhiệt' cho sĩ tử

Nắng nóng kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh các địa phương.
11:21 - 24/04/2024
539 lượt xem

Vụ trường công dự thu học phí 8 triệu: "Phụ huynh có nhiều lựa chọn khác"

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 5, TPHCM cho rằng trên địa bàn có nhiều mô hình trường mầm non khác nhau, phụ huynh có nhiều trường để lựa chọn cho...
09:52 - 24/04/2024
584 lượt xem