11
/
76702
Trường đại học lấy điểm sàn thấp, có kém chất lượng?
truong-dai-hoc-lay-diem-san-thap-co-kem-chat-luong
news

Trường đại học lấy điểm sàn thấp, có kém chất lượng?

Thứ 2, 22/07/2019 | 17:06:01
778 lượt xem

Các trường đại học đã đồng loạt công bố điểm sàn xét tuyển năm 2019, đây là cơ sở để thí sinh điều chỉnh nguyện vọng. Tuy nhiên, mức điểm sàn của nhiều trường khác nhau từ 13 đến 24 điểm. Vậy những trường đại học lấy điểm sàn thấp, có kém chất lượng?

Trường đại học lấy điểm sàn thấp, có kém chất lượng? - 1

Những trường đại học lấy điểm sàn thấp, có kém chất lượng?

Khối nông lâm, thủy lợi có điểm sàn thấp nhất hệ thống

Theo quy định, điểm sàn của các trường do các trường tự chủ quyết định nhưng phải đưa vào ĐATS (đề án tuyển sinh) và công khai trên Cổng thông tin (https://thituyensinh.vn) của Bộ để thanh kiểm tra và XH giám sát.

Các thông tin này cũng phải khai báo trên trang nghiệp vụ tuyển sinh để phần mềm theo dõi, lọc các thí sinh không đủ điểm sàn ra khỏi nguồn xét tuyển của các trường.

Sau khi thí sinh trúng tuyển, các trường phải cập nhật danh sách nhập học lên cơ sở dữ liệu uyển sinh để thống kê và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện xét tuyển. Quy trình trên hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình xác định và thực hiện điểm sàn của các trường.

Cổng thông tin tuyển sinh cũng công khai các thông tin về điểm sàn của các trường để dư luận XH, các phụ huynh, thí sinh, đối tác, người sử dụng lao động… đánh giá, cân nhắc việc có nên đóng tiền và tốn kém thời gian để theo học 1 trường chất lượng thấp hoặc thiết lập quan hệ đối tác với những trường chất lượng thấp hay không…

Đáng chú ý, trong số những trường xác định điểm sàn thấp năm vừa rồi cũng có những trường đầu ngành của lĩnh vực nông lâm, thuỷ lợi, mỏ địa chất… Những nhóm ngành này sinh viên ra trường có việc làm sớm, làm đúng ngành đào tạo, thậm chí có ngành thiếu nhân lực… nhưng do không được thí sinh ưa thích, lựa chọn nên phải xác định điểm sàn thấp.

Năm 2018, toàn hệ thống có khoảng hơn 30 trường có ngành lấy điểm sàn đến 13, chủ yếu là các trường tư thục, trường thuộc một số tỉnh ở địa bàn khó khăn và trường đào tạo khối ngành nông lâm, thuỷ lợi…

Đặc biệt là những trường đầu ngành của khối nông lâm, thuỷ lợi đều có ngành phải lấy điểm thấp nhất trong hệ thống. Nhưng những trường ở địa bàn không thuận lợi vẫn không đủ nguồn tuyển.

Không nên đánh đổi chất lượng để lấy số lượng nguồn tuyển

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GD&ĐT cho biết, không phải tất cả những trường lấy điểm sàn thấp đều là những trường kém chất lượng. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng cũng phải xác định GDĐH là giáo dục bậc cao, dù trong hoàn cảnh nào thì các trường cũng không nên đánh đổi chất lượng để lấy số lượng nguồn tuyển.

Bà Phụng cho rằng, thực tế, trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, một số ít trường có thể xác định điểm sàn thấp để tuyển đủ chỉ tiêu. Đối với những trường hợp này, Bộ GD đã có trao đổi với lãnh đạo nhà trường những thông tin chung về nguồn tuyển, phổ điểm, đánh giá chất lượng của từng ngưỡng xét tuyển… để khuyến cáo các trường cân nhắc trong việc quyết định chính sách chất lượng của trường mình.

Nếu xác định điểm sàn quá thấp cũng đồng nghĩa với việc các trường tự xác định vị thế chất lượng thấp của mình trong hệ thống.

Năm nay, đề thi đáp ứng tiêu chí 70% là kiến thức cơ bản để xét tốt nghiệp phổ thông. Phân tích phổ điểm cho thấy đề có độ phân hóa tốt. Kết quả phân tích dữ liệu điểm thi 2019 cho thấy số thí sinh đạt ngưỡng 13 điểm năm nay là 96%, tương đương với ngưỡng 12 điểm của năm 18 (cũng đạt 96%).

Do vậy, nếu căn cứ vào tỷ lệ thí sinh đạt từng ngưỡng điểm thì năm nay trường nào xác định điểm sàn 13 chỉ tương đương với mức 12 điểm của năm 2018.

“Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường kiểm tra, trao đổi với lãnh đạo của các trường này để đưa ra những khuyến cáo kịp thời” – bà Phụng nhấn mạnh.

GS.TS. Nguyễn Hữu Tú – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho rằng: “Đầu vào không quyết định tất cả nhưng là khâu rất quan trọng để đảm bảo đầu ra. Trong thực tế đào tạo giữa các ngành có chênh lệch điểm đầu vào, chúng tôi nhận thấy năng lực của các sinh viên cũng rất chênh lệnh nhau. Cùng 1 ngành đào tạo nhưng điểm chuẩn đầu vào giữa các trường chênh nhau tới gần 10 điểm thì cũng là một vấn đề đáng phải suy nghĩ. Chính vì vậy chúng ta cần tôn trọng năng lực đầu vào”.

Cũng theo ông Tú, nếu chỉ chú trọng đầu vào mà bỏ quên đầu tư các điều kiện để đảm bảo chất lượng của quá trình đào tạo thì đầu ra cũng có thể chưa tốt; việc đánh giá năng lực đầu ra nếu không làm tốt thì sinh viên cũng không có đủ năng lực để tốt nghiệp.

Theo Hồng Hạnh/Dân trí

  • Từ khóa

Cạnh tranh vào lớp 10 sẽ rất gay gắt

Năm học 2024-2025, 113 trường THPT công lập tại TP HCM tuyển hơn 71.000 học sinh lớp 10, so với năm học trước giảm gần 5.700 chỉ tiêu
15:57 - 19/04/2024
304 lượt xem

Hành trình 417 lần ứng tuyển việc làm thất bại của nữ sinh Việt ở Hà Lan

Nguyễn Lê Vy sinh năm 1996, hiện làm việc tại Hà Lan. Vy đã trải qua hành trình đầy gian nan để tìm được việc làm sau 417 lần ứng tuyển không thành...
11:35 - 19/04/2024
419 lượt xem

Điểm yếu trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực ngành bán dẫn sẽ tăng đột biến, tuy nhiên công tác đào tạo nhân lực ngành này còn rời rạc và chưa đồng bộ.
09:41 - 19/04/2024
460 lượt xem

Hoa hậu bị đuổi học hay "cơn khát" thi nhan sắc của nữ sinh

Không còn cá biệt, đã không ít trường hợp nữ sinh viên đại học thi nhan sắc, giành danh hiệu rồi bị đuổi học. Phía sau đó, còn là "cơn khát" thành hoa...
07:35 - 19/04/2024
504 lượt xem

Trường học không bàn ghế tại New Zealand

Trường học thiên nhiên đang trở nên phổ biến tại New Zealand, giúp trẻ phát huy những kỹ năng cần thiết cho xã hội trong tương lai.
09:31 - 18/04/2024
1,028 lượt xem