11
/
75915
Chính phủ quy định lộ trình miễn học phí bậc THCS
chinh-phu-quy-dinh-lo-trinh-mien-hoc-phi-bac-thcs
news

Chính phủ quy định lộ trình miễn học phí bậc THCS

Thứ 6, 05/07/2019 | 06:30:34
1,098 lượt xem

Nghị quyết 29 quy định Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục bắt buộc 9 năm sau năm 2020 nên học sinh THCS sẽ được miễn học phí.

Sáng 4/7, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ giới thiệu những điểm mới của Luật Giáo dục năm 2019, trong đó quy định giáo dục tiểu học là bắt buộc, nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục THCS.

Học sinh tiểu học trong các trường công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh phải theo học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ học phí (mức hỗ trợ do HĐND cấp tỉnh quyết định). Trẻ mầm non 5 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí.

Luật cũng nêu rõ, Chính phủ quy định lộ trình miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh THCS. "Miễn học phí cho học sinh THCS là mục tiêu, cụ thể hóa Nghị quyết 29 của Trung ương để thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm", ông Độ nói.

Nghị quyết 29 quy định Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục bắt buộc 9 năm sau năm 2020.

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ giới thiệu Luật Giáo dục sáng 4/7 tại Văn phòng Chủ tịch nước. Ảnh: HT

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ giới thiệu Luật Giáo dục sáng 4/7 tại Văn phòng Chủ tịch nước. Ảnh: HT

Một điểm mới của Luật Giáo dục là quy định nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và giảng viên đại học. Theo đó, chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non được nâng từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm; giáo viên tiểu học từ trung cấp sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; giáo viên THCS từ cao đẳng sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên. Giảng viên được nâng từ trình độ đại học lên thạc sĩ.

"Để bảo đảm tính khả thi, không làm xáo trộn công tác tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục, bảo đảm chất lượng đào tạo và yêu cầu nghề nghiệp, Luật Giáo dục đã giao Chính phủ quy định lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS", Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo nói.

Ông Độ cho biết, trong dự thảo ban đầu, lộ trình đến năm 2026 có thể chuẩn hóa trình độ giáo viên. Tuy nhiên, sau khi Luật được thông qua, phải có đánh giá tác động, khảo sát, Bộ cũng cần lộ trình tham mưu với Chính phủ hướng dẫn thực hiện nên trong luật không ghi thời gian cụ thể. Khi cơ quan soạn thảo thẩm định, đánh giá tác động, sẽ đưa ra lộ trình khả thi.

So với luật hiện hành, Luật Giáo dục sửa đổi cũng đã làm rõ tính liên thông, phân luồng, hướng nghiệp trong giáo dục; luật hóa chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; bổ sung loại trường tư thục không vì lợi nhuận và việc chuyển đổi loại hình trường trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; quy định cụ thể vị trí, chức năng, thành phần hội đồng trường; quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm; quy định về đầu tư và tài chính cho giáo dục.

Luật Giáo dục 2019 được thông qua sáng 14/6, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi ban đầu đưa quy định miễn học phí bậc THCS cho học sinh trường công lập, nhưng sau đó bị đưa ra khỏi dự luật do hai bộ Tài chính và Nội vụ không đồng ý.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018, Chính phủ thống nhất chủ trương miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập.

Theo quy định của Luật Giáo dục, phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.

Giáo dục bắt buộc là giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện.


Theo Hoàng Thùy/VnExpress

  • Từ khóa

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
289 lượt xem

Giải đáp 'tất tần tật' về đăng ký xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Hơn 100 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2024 để xét tuyển. Việc đăng ký xét tuyển...
14:32 - 25/04/2024
348 lượt xem

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch giảm học phí 3 ngành còn 49 triệu đồng/năm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố điều chỉnh giảm học phí năm học 2023-2024 đối với các ngành đào tạo bác sĩ, dược sĩ còn 49 triệu đồng/năm...
11:31 - 25/04/2024
416 lượt xem

63.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Từ ngày 24 - 28.4, Bộ GD-ĐT mở hệ thống quản lý thi tại địa chỉ: thisinh.thithptquocgia.edu.vn để học sinh đang học lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp...
09:41 - 25/04/2024
465 lượt xem

Phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực của ba đợt đầu tiên năm 2024

Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đã tiếp nhận hơn 104.000 lượt đăng ký dự thi.
19:54 - 24/04/2024
790 lượt xem