11
/
75880
Tốt nghiệp 2 năm không làm đúng ngành, cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí
tot-nghiep-2-nam-khong-lam-dung-nganh-cu-nhan-su-pham-phai-hoan-tra-hoc-phi
news

Tốt nghiệp 2 năm không làm đúng ngành, cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí

Thứ 5, 04/07/2019 | 12:02:57
914 lượt xem

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Giáo dục năm 2019 vừa được Quốc hội thông qua.

Cụ thể, bộ luật này quy định học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.

Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.

Tốt nghiệp 2 năm không làm đúng ngành, cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại một ngày hội việc làm. Ảnh: Thanh Hùng

Học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí.

Quy định này nhằm khắc phục những hạn chế của chính sách không phải đóng học phí của học sinh, sinh viên sư phạm quy định tại Luật Giáo dục hiện hành.

Bên cạnh thay đổi chính sách tài chính dành cho sinh viên sư phạm, Luật này còn có những thay đổi khác liên quan tới giáo viên. Cụ thể là quy định nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và giảng viên đại học.

Theo đó, chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm, giáo viên tiểu học từ trung cấp sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên, giáo viên THCS từ cao đẳng sư phạm lên cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Nhà giáo giảng dạy trình độ đại học từ đại học lên thạc sĩ.

Luật Giáo dục năm 2019 (gồm 9 chương, 115 điều), thay thế Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009. Luật này sẽ được giới thiệu trong buổi họp tại Văn phòng Chủ tịch nước sáng nay, 4/7 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.

Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung  trong Luật Giáo dục; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để phù hợp với nội dung của Luật Giáo dục.

Theo Hạ Anh/Vietnamnet

  • Từ khóa

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
166 lượt xem

Giải đáp 'tất tần tật' về đăng ký xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Hơn 100 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2024 để xét tuyển. Việc đăng ký xét tuyển...
14:32 - 25/04/2024
234 lượt xem

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch giảm học phí 3 ngành còn 49 triệu đồng/năm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố điều chỉnh giảm học phí năm học 2023-2024 đối với các ngành đào tạo bác sĩ, dược sĩ còn 49 triệu đồng/năm...
11:31 - 25/04/2024
298 lượt xem

63.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Từ ngày 24 - 28.4, Bộ GD-ĐT mở hệ thống quản lý thi tại địa chỉ: thisinh.thithptquocgia.edu.vn để học sinh đang học lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp...
09:41 - 25/04/2024
337 lượt xem

Phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực của ba đợt đầu tiên năm 2024

Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đã tiếp nhận hơn 104.000 lượt đăng ký dự thi.
19:54 - 24/04/2024
658 lượt xem