11
/
73832
Cuồng điểm số, không thể chỉ đổ lỗi cho giáo viên
cuong-diem-so-khong-the-chi-do-loi-cho-giao-vien
news

Cuồng điểm số, không thể chỉ đổ lỗi cho giáo viên

Thứ 4, 22/05/2019 | 09:17:42
649 lượt xem

Thành tích đang làm khổ giáo viên quá đỗi. Khi mà chỉ tiêu thành tích phải đăng ký đầu năm học, giáo viên buộc phải xoay để đạt chỉ tiêu.

Đọc bài viết “Học sinh bị giáo viên bêu vì điểm số” trên báo Dân trí của tác giả Lê Đăng Đạt, một lát cắt về căn bệnh thành tích trong giáo dục được lật mở lần nữa. Đó là sự cuồng điểm số, danh hiệu từ chính người thầy. Chính nó đã và đang khiến cho áp lực học hành, thi cử của con trẻ thêm phần nặng nề.

Một đứa trẻ lớp 2 sơ suất khi làm bài nên nhận điểm 8 môn Toán cùng với các bạn khác phải lên đứng trên bảng, cầm lấy bài thi của mình, chịu sự phê bình của cô giáo rồi còn phải viết bảng kiểm điểm. Rồi một học sinh lớp 6 bị điểm 7 môn tiếng Anh bị “bêu” tên trong cuộc họp phụ huynh cùng lời khẳng định “học sinh tôi chưa từng có điểm tệ như vậy”.

Những mẩu chuyện nhỏ ấy thật khiến chúng ta ngạc nhiên quá đỗi! Điểm 8, điểm 7 đâu phải là những con số quá tệ đến nỗi các con bị phê bình, bị chê bai và dè bỉu như thế! Và lần này áp lực thành tích không hề đến từ phụ huynh, những người luôn “đứng mũi chịu sào” bị chỉ trích hết lời vì liên tục dội áp lực học hành cho con trẻ.

Mà nỗi sợ việc học, sợ điểm số thấp của con trẻ lại bắt nguồn từ người thầy, đặc biệt là những người thầy luôn phấn đấu cho mục tiêu “giáo viên giỏi”. Quả thật, đúng như tác giả Lê Đăng Đạt viết: “Không ít giáo viên ru ngủ mình với danh hiệu giáo viên giỏi từ những con điểm, thành tích của trò. Họ chỉ chấp nhận điểm số, không chấp nhận học sinh. Và cũng có thể đồng nghĩa với việc họ chấp nhận trừng phạt, đòn roi thay cho dạy dỗ, yêu thương”!

Nhưng cuồng điểm số, không thể chỉ đổ lỗi cho giáo viên! Lẽ tất nhiên có một bộ phận người thầy hiện nay vẫn đang muốn tạo ra “thương hiệu” riêng cho mình bằng cách tạo ra kết quả giảng dạy, chủ nhiệm đáng mơ ước. Để làm gì ư? Để tạo niềm tin với phụ huynh và học sinh. Để lôi kéo học sinh đến lớp học thêm. Để tăng thêm thu nhập.

Nhưng tôi vẫn phải khẳng định đó chỉ là thiểu số, là đội ngũ người thầy thường công tác ở những trường điểm. Còn đa phần giáo viên hiện nay vẫn một lòng dạy dạy dỗ và uốn nắn con trẻ nên người. Chỉ có điều, áp lực thành tích không phải tự bản thân người thầy muốn quàng vào cổ.  

Thành tích đang làm khổ giáo viên quá đỗi. Khi mà chỉ tiêu thành tích phải đăng ký đầu năm học, giáo viên buộc phải xoay để đạt chỉ tiêu. Lý thuyết là giáo viên tự nguyện đăng ký chỉ tiêu nhưng thực tế trần trụi là mấy con số đó bị áp đặt từ trên xuống, không được thấp hơn mặt bằng chất lượng chung của nhà trường và phòng giáo dục… Dẫu biết chỉ tiêu cao ngất ngưởng, giáo viên “bấm bụng” đăng ký và “phấn đấu”.

Nếu người nào sẵn sàng tâm niệm “lương tâm không bằng lương tháng” thì cứ mặc nhiên sử dụng chiêu trò để đạt thành tích, không loại trừ cả việc nâng điểm, sửa điểm, “gieo sạ” điểm số. Bởi không đạt chỉ tiêu, giáo viên lập tức bị cắt thi đua, hạ bậc danh hiệu, bị “nâng lên đặt xuống” trong các cuộc họp chất vấn về chất lượng và nguy cơ rơi vào tầm ngắm tinh giảm biên chế rất cận kề.

Thành tích ảo, chất lượng giáo dục ảo khiến phụ huynh và học sinh quay vòng vòng. Cha mẹ chẳng thể xác định đúng năng lực thật sự của con để có những điều chỉnh, nhắc nhở hợp lý. Học sinh cứ mãi “được khen” sinh ra tự kiêu, tự mãn. Cá biệt còn có những lời tuyên bố xanh rờn kiểu như “Không học cũng lên lớp”, “Quậy cỡ nào cũng được hạnh kiểm khá” tẩm ngẩm tầm ngầm triệt tiêu ý thức học tập và rèn luyện của học sinh.

Áp lực thành tích, chỉ tiêu ăn sâu, chuyển hóa từ nhà trường sang gia đình, lây lan ra xã hội. Giờ đây, người ta đặt chỉ tiêu cho con trẻ quá cao: phải học trường chuyên, phải vào lớp chọn, phải đứng đầu khối, phải đạt thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi… Bao nhiêu chữ “phải” là bấy nhiêu tảng đá đè nặng lên vai trẻ buộc các con phải học, nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ.

Người người ca thán mãi về hệ lụy của căn bệnh thành tích, nhà nhà lên tiếng “cởi trói” áp lực học hành thi cử, chúng ta phê phán tình trạng “bêu” tên học sinh bị điểm thấp,… nhưng phải chăng tất cả vẫn chỉ mãi là giấc mộng đẹp?

Theo Nguyễn Thùy/Dân trí

  • Từ khóa

Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2024: Ổn định phương án tuyển sinh đại học

Với quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa được ban hành, các trường đại học cơ bản giữ ổn định phương án tuyển sinh.
16:17 - 19/03/2024
22 lượt xem

Lo vì quá nhiều thí sinh chọn học kinh tế, khoa học xã hội

Nhiều năm gần đây, mỗi năm có khoảng 1/4 thí sinh nhập học ngành kinh doanh - quản lý trong tổng số thí sinh trúng tuyển đại học.
14:24 - 19/03/2024
67 lượt xem

Người giáo viên tâm huyết, trách nhiệm với nghề

Thân thiện, dễ gần và có chất giọng ấm, đó là những cảm nhận đầu tiên khi được tiếp xúc, trò chuyện cùng với cô giáo Nguyễn Thị Châu, Tổ trưởng Tổ Khoa...
12:44 - 19/03/2024
105 lượt xem

Thái Nguyên đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM trong trường học

Mô hình giáo dục STEM được triển khai tại 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã giúp học sinh tiếp cận những kỹ năng mới, thúc đẩy...
12:15 - 19/03/2024
109 lượt xem

Vụ trường quốc tế cho học sinh tạm nghỉ học: Ba giải pháp xử lý khó khăn tài chính

Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) thông báo học sinh hôm nay 19-3 đi học trở lại, đồng thời xác nhận trường đang gặp khó khăn về tài chính.
10:51 - 19/03/2024
147 lượt xem