11
/
72372
2.700 giáo viên nguy cơ mất việc: Lương thấp tè và bản án ‘chấm dứt hợp đồng'
2-700-giao-vien-nguy-co-mat-viec-luong-thap-te-va-ban-an-cham-dut-hop-dong
news

2.700 giáo viên nguy cơ mất việc: Lương thấp tè và bản án ‘chấm dứt hợp đồng'

Thứ 2, 15/04/2019 | 12:30:55
1,314 lượt xem

Hàng nghìn giáo viên ở Hà Nội công tác chục năm và hưởng mức lương thấp lè tè đang lo lắng, kỳ thi tuyển công chức, viên chức sắp tới sẽ có nguy cơ mất việc. Theo kê trên toàn TP Hà Nội, có đến hơn 2.700 trường hợp trải khắp ở 20 quận, huyện.

256 giáo viên Sóc Sơn lo lắng trước nguy cơ mất việc. Ảnh Nghiêm Huê

256 giáo viên Sóc Sơn lo lắng trước nguy cơ mất việc. Ảnh Nghiêm Huê

Biên chế giáo viên: “Cuộc chiến sinh tử”

Kỳ thi tuyển công chức, viên chức sắp tới, huyện Sóc Sơn có 256 giáo viên công tác từ 5–28 năm có nguy cơ mất việc. Tuy nhiên, thống kê trên toàn TP Hà Nội, có đến hơn 2.700 trường hợp tương tự ở 20 quận, huyện.

Vào những ngày đầu tháng 4 này, hàng trăm giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức (Hà Nội) lại không thể tập trung cho việc giảng dạy. Bởi, theo thông báo, sau kỳ thi viên chức ngành giáo dục lần này, những giáo viên không tham gia thi hoặc thi trượt sẽ bị chấm dứt hợp đồng

Hơn thế, ngay sau khi có thông báo này, các giáo viên tiếp tục được phát đến tận tay bảm cam kết rằng sẽ tự nguyện chấm dứt hợp đồng nếu thi không đỗ. Giáo viên buộc phải ký vào bản cam kết mới được đăng ký dự thi viên chức lần này.

Các giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức gọi đây là “cuộc chiến sinh tử”. Khi cả huyện có khoảng hơn 300 giáo viên hợp đồng, chưa kể, kỳ thi này không yêu cầu bằng cấp, hay đối tượng dự thi phải có hộ khẩu ở Hà Nội, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có lượng lớn giáo viên từ các địa phương khác về thi tuyển.

Trong khi đó, chỉ tiêu chuyển viên chức của huyện chỉ có hơn 100 giáo viên. Như vậy, sẽ có khoảng hơn 200 giáo viên đang giảng dạy tại địa phương có nguy cơ mất việc.

Thực tế, hàng trăm giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức chỉ được nhận mức lương 1.210.000 đồng/1 tháng.

Mức lương này còn không bằng với mức lương cơ bản hiện tại (Lương cơ bản hiện nay là 1.390.000 đồng trong khi lương giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức là 1.210.000 đồng).

2.700 giáo viên nguy cơ mất việc: Lương thấp tè và bản án ‘chấm dứt hợp đồng' - ảnh 1

Cô Đặng Thị Ngọc công tác 23 năm, được nhận kỷ niệm chương, cô bị cắt hợp đồng trước khi nghỉ hưu (Ảnh: Vũ Ninh)

Chẳng thế mà, mới đây nhà trường đề nghị làm hồ sơ xét tặng kỷ niệm chương: "Vì sự nghiệp giáo dục" cho cô Nguyễn Thị Quy (Mỹ Đức) vì lý do cô đã đủ thời gian 20 năm giảng dạy. Thế nhưng, cô từ chối không nhận kỷ niệm chương. Sau kỳ thi viên chức cô Quy vẫn bị cắt hợp đồng.

Cô Quy đau xót: Trong ngành giáo dục đối với những ai công tác 20 năm sẽ được tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục. Thế nhưng tôi vì giáo dục, giáo dục đâu có vì tôi. Tôi cống hiến từng ấy năm thanh xuân nhưng nhận lại cái kết quá đắng".


Cô Quy không phải là trường hợp giáo viên duy nhất được nhận kỷ niệm chương trước khi bị cắt hợp đồng và cũng không phải giáo viên duy nhất từ chối nhận kỷ niệm chương này.

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi trượt

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền, giáo viên dạy tiếng Anh trường Tiểu học Thanh Xuân A , Sóc Sơn, Hà Nội chia sẻ, tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm, khi cô về công tác tại trường trong bối cảnh huyện đang thiếu giáo viên ngoại ngữ. Chính vì vậy, nhà trường từng yêu cầu cô phải viết cam kết với trường.

Bản thân cô Hiền từng đoạt giải 3 trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Năm 2013, toàn thành phố phải rà soát toàn bộ giáo viên dạy ngoại ngữ theo chuẩn năng lực ngôn ngữ của khung tham chiếu châu Âu, cả huyện Sóc Sơn chỉ có duy nhất một giáo viên tiểu học đạt yêu cầu là cô Hiền. Cô đã 2 lần được chọn đi thi cô giáo tài năng duyên dáng, nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua, nhưng 2 lần thi viên chức cô đều không đỗ.

Năm gần đây nhất cô Hiền dự thi tuyển viên chức vào trường THPT. Cô có rất nhiều lợi thế như bằng đại học loại giỏi được cộng 10 điểm; điểm soạn giáo án, giảng dạy đều đạt cao nhất, nhưng đến vòng phỏng vấn thì điểm lại thấp và bị trượt.

Là giáo viên dạy giỏi nhiều năm ở huyện Sóc Sơn, cô Nguyễn Hương Trà, giáo viên môn Giáo dục Công dân trường THCS Trung Giã, được ghi nhận là 1 trong 10 công dân tiêu biểu của Thủ đô, nhưng chừng đó những thành tích không đủ để cô được đặc cách sẽ rất đáng tiếc cho không chỉ ngành giáo dục vì cơ chế mà gạt những giáo viên có chuyên môn, tâm huyết, nhiều năm cống hiến, học sinh mất cơ hội được học giáo viên giỏi.

Theo cô Trà, có giáo viên từng tham gia thi viên chức, nhưng phần thi thực hành tức thi chuyên môn điểm thi rất cao, nhưng thi lý thuyết lại bị trượt. Hơn 200 giáo viên Sóc Sơn không sợ tham dự cuộc thi tuyển viên chức vì năng lực chuyên môn kém mà sợ cuộc thi khó đảm bảo tính công bằng, minh bạch. 

Cô Nguyễn Hương Trà cũng thông tin mình đã từng tham gia thi tuyển viên chức, công chức cách đây gần 20 năm, nhưng hoàn toàn thất vọng.

“Năm đó Sở Giáo dục tổ chức thi tuyển công chức, viên chức cho giáo viên, tôi cũng tham gia. Có 2 phần thi là thực hành và lý thuyết. Phần thi thực hành gồm thi soạn giáo án, và vấn đáp trực tiếp. Điểm thi phần thực hành của tôi khá cao được 7,5 điểm, trong khi đó người thi được 8 điểm là cao nhất. Còn phần thi lý thuyết gồm thi luật giáo dục và cách tính điểm cho học sinh. Điểm lý thuyết của tôi được có 4,75 điểm (5 điểm đỗ). Bị đánh trượt, cả tháng tôi buồn và khóc như mưa mà không biết vì sao mình trượt. Ấm ức lắm, mình là dân học luật ra, làm bài rất tốt mà chưa được 5 điểm nên tôi đã làm đơn phúc khảo, nhưng không được xem xét”, cô Trà cho hay.

Một thầy giáo khác cũng có thâm niên hơn 15 năm dạy tại Sóc Sơn cũng trải qua 2 lần thi tuyển viên chức nhưng đều trượt. Lần đầu vào năm 2012, thi 2 môn là viết giáo án và thi dạy, thầy đều đạt điểm rất cao, nhưng không hiểu vì sao bị trượt.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: sẽ giải quyết tồn đọng giáo viên hợp đồng 20 năm qua

Liên quan đến câu chuyện nhiều giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn, Đông Anh, Mỹ Đức kêu cứu vì lo sợ nguy cơ mất việc nếu trượt trong kỳ thi tuyển dụng viên chức sắp tới, ông Nguyễ Đức Chung- chủ tịch TP Hà Nội cho biết, TP Hà Nội đang chỉ đạo tất cả các quận, huyện rà soát lại toàn bộ thực trạng số giáo viên đã, đang nằm trong hợp đồng sẽ phải thi tuyển trong đợt này. 

“Đến chiều qua 8/4, theo kết quả báo cáo của các quận huyện và Sở Nội vụ, có một số giáo viên đã được hợp đồng từ 15 đến hơn 20 năm, tức là có trình độ, kinh nghiệm giảng dạy rất tốt. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn này, Ban chỉ đạo của TP sẽ họp và đưa ra  phương án tối ưu nhất, trên tinh thần đối với tất cả những giáo viên đã có kinh nghiệm, đã giảng dạy tốt, có thể chúng tôi sẽ đề ra phương án vừa xét tuyển vừa thi tuyển, đảm bảo ổn định cuộc sống của họ”. 

Ông Chung khẳng định, đợt thi tuyển này phải đảm bảo mục tiêu giải quyết được tất cả những tồn đọng trong vòng khoảng 20 năm qua về vấn đề để giáo viên hợp đồng quá lâu. Cùng với đó, giải quyết được vấn đề tồn đọng của những năm qua khi có chính sách đưa tất cả các trường mầm non từ tư thục vào công lập (nên thiếu hụt một lượng giáo viên dạy ở các trường mầm non).

Theo ông Chung, hiện nay cơ bản các trường trên địa bàn Hà Nội đều thiếu giáo viên. “Có những trường thiếu giáo viên ở lĩnh vực/ bộ môn này nhưng lại thừa ở bộ môn khác. Do đó, TP sẽ làm công tác điều chuyển".

Theo Tiền phong

  • Từ khóa

Khi trường học... vỡ nợ

Hệ lụy như anh P., một phụ huynh, là một trong nhiều người đi đòi nợ bất đắc dĩ với trung tâm Anh ngữ Apax Leaders tại TP.HCM.
16:31 - 29/03/2024
15 lượt xem

Đề xuất tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng: Ứng biến với thực tiễn

Bộ GD&ĐT đề xuất tuyển dụng người tốt nghiệp cao đẳng ở những môn học mà địa phương đang thiếu giáo viên.
15:14 - 29/03/2024
56 lượt xem

Diễn biến kết quả tuyển sinh đại học chính quy những năm gần đây

Thống kê kết quả tuyển sinh đại học chính quy những năm gần đây của Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho thấy:
11:31 - 29/03/2024
148 lượt xem

Singapore trả tiền cho người lao động học về AI

Trong công bố ngân sách năm 2024, Singapore sẽ nâng cao và đào tạo lại kỹ năng trí tuệ nhân tạo (AI) cho những người trên 40 tuổi.
09:26 - 29/03/2024
200 lượt xem

Trang bị kiến thức, kỹ năng tốt nhất cho học sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Năm 2024 là năm cuối ngành Giáo dục thực hiện dạy học và thi theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Hiện nay, các trường trung học phổ thông...
07:39 - 29/03/2024
215 lượt xem