11
/
72152
Phải làm gì khi con nói dối?
phai-lam-gi-khi-con-noi-doi
news

Phải làm gì khi con nói dối?

Thứ 2, 08/04/2019 | 10:02:41
1,106 lượt xem

Dù các bậc cha mẹ nghĩ con mình sẽ luôn thành thật, nhưng nhất định sẽ có lúc con trẻ nói dối.

Phụ huynh nên nhớ rằng nói dối là một phần tất yếu trong quá trình trưởng thành của con, và khi trẻ lớn lên thì hành vi này sẽ dần chấm dứt

Tại sao con nói dối?

Khi nhắc tới vấn đề phổ biến này, phụ huynh nên xem xét qua độ đuổi, hoàn cảnh và lí do con nối dối, cũng như trẻ có thường xuyên nói dối không. Ví dụ, những đứa trẻ dưới 6 tuổi vẫn chưa thể phân biệt rõ ràng giữa tưởng tượng và thực tế, thế nên 'lời nói dối' của chúng thực ra chỉ là một biểu hiện của trí tưởng tượng. Tuy nhiên, một đứa trẻ 4 tuổi cũng có thể cố tình nối dối để tránh bị mắng hay có được thứ mình muốn.

Sau đây là một số lí do tại sao trẻ nói dối thường thấy nhất:

- Trí tưởng tượng phong phú

- Sợ bị phạt 

- Khoe khoang để gây ấn tượng với bạn bè 

- Tránh làm việc không muốn làm (như dọn đồ chơi)

- Tránh làm bố mẹ thất vọng vì kì vọng của bố mẹ quá cao 

- Không vui vì điều gì đó trong cuộc sống 

- Muốn được chú ý

Phải làm gì khi con nói dối?

Ảnh: Getty Images

Bố mẹ nên làm gì khi con nói dối?

Dưới đây là một số phương pháp hữu dụng cha mẹ nên nhớ.

1. Tìm lý do tại sao con nói dối

Con bạn đang kể lại một câu chuyện tưởng tượng hay cố tình nói dối vì không muốn bị phạt? Nếu con kể lại một câu chuyện tưởng tượng, hãy giúp con phân biệt giữa trí tưởng tượng và sự thật, nhưng đừng ngăn cản bé sáng tạo (ví dụ, nếu con khăng khăng mình đã lên mặt trăng cùng với những người bạn tưởng tượng của mình, hãy giải thích cho con như thể bạn cũng muốn tham gia cùng bé).

Tuy nhiên, nếu con bạn nói rằng người bạn trong tưởng tượng đã phá vỡ thứ gì đó mà con không nên chạm vào, bố mẹ cần trấn an con rằng con sẽ không gặp rắc rối nếu kể lại sự thật. Sau đó, bạn nên giải thích với con rằng bố/ mẹ hiểu rất khó thừa nhận việc con làm sai, nhưng nói thật vẫn tốt hơn.

2. Đừng để trẻ con cảm thấy chúng không thể tới tìm bạn

Nếu con sợ bạn sẽ tức giận, con sẽ nói dối bằng mọi giá. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo con cảm thấy an toàn và cổ vũ để bé biết rằng có thể nói chuyện mà không cảm thấy bố mẹ sẽ không yêu thương mình nữa.

Nghiên cứu cho thấy, nếu bố mẹ dọa nạt sẽ phạt con khi con nói dối thì bé sẽ càng không nói sự thật. Hãy giải thích cho con rằng bạn sẽ không tức giận khi được nghe lời nói thật, vì sự thật là quan trọng nhất. Sau đó, hãy bình tĩnh lắng nghe và chỉ ra con đã sai ở chỗ nào.

Hãy tập trung vào hậu quả, đừng đổ lỗi cho con. Nếu con chịu nói thật, hãy khen con như "Cám ơn con đã nói thật cho bố/ mẹ nghe, chắc con cũng thấy khó xử khi phải nói thật lắm".

3. Đừng phạt con, hãy dạy con về hậu quả

Có gì khác biệt đây?

Phạt con bắt nguồn từ tức giận, nhưng hậu quả hướng tới mục tiêu sửa chữa lỗi lầm. Ví dụ, nếu con nói dối về làm việc nhà, hãy nói với con về ý nghĩa của việc chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Giao cho con một nhiệm vụ thích hợp để con có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, chẳng hạn như làm những việc nhỏ quanh nhà.

4. Đừng bao giờ gọi con là 'đồ nói dối'

Đây là một cách gọi không chỉ gây tổn thương mà còn để lại hậu quả lâu dài đến cách con bạn nhìn nhận bản thân. Nếu bạn mắng con là đồ nói dối, khả năng cao con sẽ thực sự tin mình là kẻ nói dối và đi nói dối khắp nơi.

3. Cho con biết rõ về mong đợi của bạn

Dạy con rằng bạn không muốn nghe con nói dối. Để con biết nói thật cũng quan trọng như những hành vi ứng xử tốt đẹp khác mà bạn mong muốn ở con, như lễ phép và kính trên nhường dưới.

4. Tự đánh giá bản thân

Bạn có thường nói dối để tránh né một tình huống nào đó hay để có được thứ bạn muốn không? Ví dụ, con bạn nghe bạn nói với hàng xóm rằng bạn không thể trông mèo của cô ấy khi cô ấy đi du lịch vì bạn phải trông một người bà con bị ốm, nhưng trên thực tế, bạn chỉ không thích con mèo đó mà thôi. Thế nên con bạn sẽ tự hiểu là người lớn cũng nói dối vì mục đích riêng.

5. Giải thích cho con nghe về hậu quả của nói dối lên gia đình

Giải thích với con rằng nói dối có thể làm hỏng niềm tin giữa những thành viên trong gia đình. Hỏi rằng sẽ cảm thấy thế nào nếu bố mẹ nói dối con? Liệu con có còn tin bố/ mẹ nữa không? Hay con sẽ nghi ngờ bố mẹ?

Cuối cùng, các bậc phụ huynh hãy lưu ý, nếu con mình vẫn nói dối thường xuyên kể cả sau khi đã được dạy dỗ và hứa hẹn, hãy tìm tới những chuyên gia tâm lý về hành vi trẻ em để đánh giá hành vi và có giải pháp đúng đắn.

Hà Dung/Vietnamnet (theo Very Well Family)

  • Từ khóa

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
156 lượt xem

Giải đáp 'tất tần tật' về đăng ký xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Hơn 100 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2024 để xét tuyển. Việc đăng ký xét tuyển...
14:32 - 25/04/2024
223 lượt xem

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch giảm học phí 3 ngành còn 49 triệu đồng/năm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố điều chỉnh giảm học phí năm học 2023-2024 đối với các ngành đào tạo bác sĩ, dược sĩ còn 49 triệu đồng/năm...
11:31 - 25/04/2024
289 lượt xem

63.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Từ ngày 24 - 28.4, Bộ GD-ĐT mở hệ thống quản lý thi tại địa chỉ: thisinh.thithptquocgia.edu.vn để học sinh đang học lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp...
09:41 - 25/04/2024
329 lượt xem

Phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực của ba đợt đầu tiên năm 2024

Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đã tiếp nhận hơn 104.000 lượt đăng ký dự thi.
19:54 - 24/04/2024
650 lượt xem