11
/
68837
Chương trình tiểu học mới: Nói giảm tải, sao lại tăng 500 giờ học?
chuong-trinh-tieu-hoc-moi-noi-giam-tai-sao-lai-tang-500-gio-hoc
news

Chương trình tiểu học mới: Nói giảm tải, sao lại tăng 500 giờ học?

Thứ 5, 03/01/2019 | 15:19:42
687 lượt xem

Trong khi thời lượng giờ học ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông mới giảm đáng kể so với chương trình hiện hành, thì ở bậc tiểu học, số giờ lại tăng vọt.

Học sinh tiểu học ở Hà Nội thường học bán trú 2 buổi/ngày. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Học sinh tiểu học ở Hà Nội thường học bán trú 2 buổi/ngày. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Tăng gần 500 giờ so với chương trình cũ

Tuần qua, sự kiện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố chương trình giáo dục phổ thông mới đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Theo Bộ GDĐT, chương trình mới sẽ giảm tải so với chương trình hiện hành về số môn học, giờ học, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành.

 Số môn học bắt buộc, tự chọn, tiết học của chương trình tiểu học mới. 

Sau khi chương trình giáo dục phổ thông mới được công bố, không ít phụ huynh bày tỏ băn khoăn, vì sao số giờ học của cấp THCS, THPT giảm mạnh so với chương trình hiện hành, thì cấp tiểu học số tiết lại tăng lên.

Cụ thể, theo chương trình tiểu học mới, học sinh sẽ học 2.838 giờ - tăng gần 500 giờ so với chương trình cũ ( 2.353 giờ). Việc tăng số giờ học như vậy tại sao lại nói là giảm tải?

Về điều này, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới - lý giải, chương trình tiểu học mới được thiết kế để học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần) nên số giờ tăng lên. Tính trung bình, học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học. Còn chương trình hiện hành là chương trình học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học.

 GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới.

GS Thuyết cho rằng, khi các trường trên cả nước đủ điều kiện tổ chức 2 buổi/ngày, dù số giờ học tăng lên nhưng thực chất vẫn giúp học sinh ‘giảm tải”. Lý do là cùng khối lượng nội dung chương trình nhưng thời gian được giãn ra. Các trường có điều kiện tổ chức các hoạt động học, vui chơi, sinh hoạt tập thể hoặc hướng dẫn học sinh tự học tại lớp. Việc thiết kế học 2 buổi/ngày cũng sẽ giúp giảm tình trạng dạy thêm, học thêm. 

Môn Tiếng Việt được ưu tiên đặc biệt

Một điểm đặc biệt trong chương trình tiểu học mới là thời lượng dành cho môn Tiếng Việt chiếm 31% tổng thời lượng chương trình dành cho các môn học bắt buộc ở cấp học này (1.505 tiết tiếng Việt).

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình giáo dục phổ thông dành thời lượng thích đáng cho việc học tiếng Việt ở cấp tiểu học, đặc biệt ở lớp 1, lớp 2 là để bảo đảm học sinh đọc thông viết thạo. Đối với học sinh người dân tộc thiểu số, việc có đủ thời gian học tiếng Việt trong những năm đầu đến trường càng quan trọng.

GS Thuyết cũng cho rằng, so sánh với chương trình nước ngoài, có thể thấy trong chương trình giáo dục phổ thông của bất cứ nước nào, thời lượng học tiếng mẹ đẻ/tiếng phổ thông, đặc biệt là ở cấp tiểu học luôn chiếm tỉ lệ cao nhất. Việc học sinh học tốt môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học cũng sẽ tạo tiền đề giúp học tốt các môn học khác.

Theo Bộ GDĐT, từ năm học 2020-2021 sẽ bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa mới ở lớp 1. Đến năm học 2024-2025 sẽ "cuốn chiếu" xong bậc học này. Tức là còn 9 tháng để chuẩn bị cho việc triển khai đại trà chương trình mới ở lớp 1.

Chương trình tiểu học mới được thiết kế để dạy 2 buổi/ngày, trong khi đó không phải địa phương nào cũng đủ điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện điều này.

Theo số liệu của Bộ GDĐT, hiện mới có khoảng 80% số trường tiểu học trên cả nước tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Còn 20% còn lại rất khó khăn. Đó là các khu vực vùng sâu vùng xa thiếu thốn cơ sở vật chất, những nơi còn phải áp dụng mô hình lớp ghép ở điểm lẻ vùng cao, những trường học ghép cấp (mỗi cấp học 1 ca/ngày)  do sĩ số quá đông.

Với những trường hợp này, Bộ GDĐT cho biết sẽ có hướng dẫn riêng thực hiện chương trình sao cho phù hợp với điều kiện và xây dựng một lộ trình nâng dần điều kiện dạy học.


Theo Bích Hà/Lao động

  • Từ khóa

Trường học không bàn ghế tại New Zealand

Trường học thiên nhiên đang trở nên phổ biến tại New Zealand, giúp trẻ phát huy những kỹ năng cần thiết cho xã hội trong tương lai.
09:31 - 18/04/2024
478 lượt xem

Tuyển sinh lớp 10: 'Cân não' lựa chọn nguyện vọng

Ngày 19.4 là thời điểm đồng loạt học sinh lớp 9 trên địa bàn TP.Hà Nội sẽ nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học tới. Việc 'cân não' để lựa chọn...
07:47 - 18/04/2024
523 lượt xem

Kiên trì con đường đổi mới

Sự xuất hiện của môn Khoa học tự nhiên (KHTN) trong Chương trình GDPT 2018 được xem là một điểm sáng.
15:21 - 17/04/2024
932 lượt xem

Quá tải tuyển sinh đầu cấp, nội thành Hà Nội vẫn "khát" học sinh

Học sinh đầu cấp của Hà Nội tăng từ vài ngàn đến vài chục ngàn mỗi năm nhưng một số quận nội thành rơi vào tình trạng thiếu người học nếu tuyển sinh đúng...
14:55 - 17/04/2024
960 lượt xem

Thi đánh giá năng lực: Có điểm rồi, sử dụng ra sao?

Hiện có 105 cơ sở giáo dục đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM để xét tuyển. Năm nay các trường sẽ xét tuyển...
11:06 - 17/04/2024
1,024 lượt xem