11
/
68716
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Phân bổ thời lượng môn học như thế nào?
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-phan-bo-thoi-luong-mon-hoc-nhu-the-nao
news

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Phân bổ thời lượng môn học như thế nào?

Thứ 2, 31/12/2018 | 14:47:20
837 lượt xem

Lần đầu tiên, chương trình GDPT chỉ quy định thời lượng dạy học mỗi môn học trong năm học, không quy định thời lượng đến từng tuần, để các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp.

Bộ GD&ĐT cho biết, Chương trình GDPT mới phân bổ thời lượng cho các môn học và HĐGD dựa trên một số yếu tố như vai trò của môn học, HĐGD đối với yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; mức độ phức tạp của nội dung mỗi môn học và HĐGD; tổng thời lượng học tập; thời lượng dành cho mỗi môn học và HĐGD trong chương trình hiện hành; tỉ lệ thời lượng giữa các môn học và HĐGD trong chương trình một số nước; số lượng giáo viên mỗi môn học và HĐGD hiện nay.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Phân bổ thời lượng môn học như thế nào? - Ảnh 1.

Thời lượng học các môn nghệ thuật ở tiểu học và THCS chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học

Thời lượng giáo dục thể chất và thẩm mĩ

Trong Chương trình GDPT mới, thời lượng học Giáo dục thể chất chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học; tăng 35 tiết so với chương trình hiện hành. Bên cạnh đó, ở cấp THPT, học sinh còn được học Giáo dục quốc phòng và an ninh, một môn học có tác dụng hỗ trợ giáo dục thể chất.

Thời lượng học các môn nghệ thuật ở tiểu học và THCS chiếm tỉ lệ từ 6% đến 7% tổng thời lượng học. Ở THPT, thời lượng học mỗi môn học Âm nhạc, Mĩ thuật tương đương thời lượng học các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học.

Thời lượng học môn Tiếng Việt ở tiểu học

Trong Chương trình GDPT mới, ở cấp tiểu học, thời lượng dành cho môn Tiếng Việt là 1.505 tiết (trung bình 43 tiết/tuần), chiếm 31% tổng thời lượng chương trình dành cho các môn học bắt buộc; bằng thời lượng học trong chương trình hiện hành.

Chương trình GDPT dành thời lượng thích đáng cho việc học tiếng Việt ở cấp tiểu học, đặc biệt ở lớp 1, lớp 2 là để bảo đảm học sinh đọc thông viết thạo, tạo tiền đề học các môn học khác. Đối với học sinh người dân tộc thiểu số thì việc có đủ thời gian học tiếng Việt trong những năm đầu đến trường càng quan trọng.

So sánh với chương trình nước ngoài, có thể thấy trong chương trình GDPT của bất cứ nước nào, thời lượng học tiếng mẹ đẻ/tiếng phổ thông, đặc biệt là ở cấp tiểu học, cũng chiếm tỉ lệ cao nhất.

Địa phương và Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục

Theo Chương trình GDPT mới, ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm. Ở cấp THCS và cấp THPT, nội dung giáo dục của địa phương có thời lượng 35 tiết/năm học, tổng thời lượng trong cả 7 năm học là 245 tiết.

Căn cứ nhu cầu thực tế, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp. Ví dụ, Hà Nội có thể xây dựng các bài học về văn hóa người Tràng An, văn hóa và pháp luật về giao thông, trật tự vệ sinh đô thị,... Thành phố Hồ Chí Minh có thể xây dựng các bài học về thành phố thông minh, văn hóa của công dân thành phố thông minh,… Các tỉnh Tây Nguyên có thể xây dựng các bài học về văn hóa các dân tộc thiểu số, kinh tế cây công nghiệp,… Các tỉnh Việt Bắc có thể xây dựng các bài học về văn hóa các dân tộc thiểu số, bảo vệ chủ quyền quốc gia và xây dựng biên giới hữu nghị, an toàn…

Về quyền chủ động của địa phương và nhà trường, Chương trình GDPT mới quy định: “Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.”

Lần đầu tiên, chương trình GDPT của nước ta chỉ quy định thời lượng dạy học mỗi môn học trong năm học, không quy định thời lượng đến từng tuần, để các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp.

Đối với cấp tiểu học là cấp học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, Bộ GDĐT cho biết, sẽ có văn bản hướng dẫn đối với những trường chưa có điều kiện dạy học 2 buổi/ngày.

Đối với cấp THPT là cấp học có nhiều môn học lựa chọn, chương trình quy định: “Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.”

Mục tiêu dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học không quá 7 tiết học

Chương trình GDPT mới quy định: Cấp tiểu học “thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD ĐT”.

Cấp THCS và THPT “mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học”; khuyến khích các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Bộ GD&ĐT cho rằng, mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là nhằm tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm; đáp ứng yêu cầu quản lí và giáo dục học sinh của gia đình và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Ở cấp tiểu học, theo thống kê của Bộ GDĐT, hiện có trên 80% số học sinh trong cả nước đang được học 2 buổi/ngày. Nguyên nhân một số địa phương chưa tổ chức được cho học sinh học 2 buổi/ngày là khó khăn về quỹ đất, kinh phí và điều kiện sống của người dân. Để thực hiện được quy định của chương trình mới, bảo đảm cho con em địa phương không thiệt thòi so với học sinh những nơi khác, các địa phương có thể chọn một trong các giải pháp sau:

Thứ nhất, Cân đối quỹ đất, kinh phí để mỗi năm thực hiện dứt điểm việc dạy học 2 buổi/ngày ở một lớp học theo lộ trình đổi mới chương trình, SGK phổ thông như quy định tại Nghị quyết 51 của Quốc hội: năm học 2020 – 2021 ở lớp 1; năm học 2020 – 2021 ở lớp 2; năm học 2020 – 2021 ở lớp 3; năm học 2020 – 2021 ở lớp 4; năm học 2020 – 2021 ở lớp 5.

Thứ hai, Bố trí thêm buổi học thứ 6 trong tuần để bảo đảm hoàn thành chương trình các môn học và HĐGD bắt buộc; không dạy các môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số; Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2).

Các trường đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày cần có kế hoạch sử dụng thời gian ngoài chương trình các môn học, HĐGD bắt buộc một cách hợp lí để dạy các môn học tự chọn cho học sinh có nguyện vọng học; bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn những học sinh chưa đáp ứng các yêu cầu cần đạt; tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Ở các cấp THCS, THPT, việc tổ chức buổi học thứ hai cần dựa trên sự tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh. Cũng như ở cấp tiểu học, buổi học thứ hai có thể được sử dụng để dạy các môn học tự chọn cho học sinh có nguyện vọng học; bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn những học sinh chưa đáp ứng các yêu cầu cần đạt; tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Trường hợp tổ chức chương trình liên kết quốc tế, cần thực hiện theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Theo Nhật Hồng/Dân trí

  • Từ khóa

Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giáo dục Việt Nam và Angola

Sáng 27/3 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã đến chào xã giao Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Angola Américo António Cuononoca.
16:13 - 28/03/2024
192 lượt xem

Nhiều trường bỏ quy định đuổi học sinh viên hoạt động mại dâm 4 lần

Nhiều trường đại học đã bỏ quy định xử lý sinh viên dựa vào số lần vi phạm về hoạt động mại dâm.
15:18 - 28/03/2024
218 lượt xem

Vì sao các khóa nghề ngắn hạn thu hút người học?

Sau dịch Covid-19, thị trường lao động có nhiều biến đổi nên không ít người đã bỏ nghề cũ, chọn học những khóa nghề ngắn hạn để tìm kiếm cơ hội công việc...
11:12 - 28/03/2024
309 lượt xem

Nở rộ ngành dạy thêm cho người già

Tình trạng dân số già nhanh chóng, đang thúc đẩy thị trường dạy thêm và cung cấp hoạt động giải trí dành cho tầng lớp trung lưu cao tuổi tại Trung...
09:36 - 28/03/2024
337 lượt xem

Chuyên gia cảnh báo "ngành công nghiệp" IELTS gây hại cho học tập tiếng Anh

Các chuyên gia cảnh báo việc "IELTS hóa" sẽ ảnh hưởng đến công tác giảng dạy tiếng Anh. Việc học viên nhỏ tuổi được khuyến khích học và thi IELTS khiến...
07:19 - 28/03/2024
374 lượt xem