11
/
66387
Cô giáo Hà Nội bị “tố” bắt học sinh tát nhau trong lớp
co-giao-ha-noi-bi-to-bat-hoc-sinh-tat-nhau-trong-lop
news

Cô giáo Hà Nội bị “tố” bắt học sinh tát nhau trong lớp

Thứ 4, 17/10/2018 | 17:39:01
801 lượt xem

Nghiêm khắc trong giáo dục, thậm chí dùng hình phạt để học sinh nhận ra cái sai là điều cần thiết. Nhưng việc bắt học sinh tát vào mặt nhau, uống nước giẻ lau bảng, hay ngậm dép… là những hình phạt bị phụ huynh và nhiều chuyên gia cho rằng rất phản giáo dục.

“Hình phạt không thể chấp nhận được”

Những giờ qua, thông tin phụ huynh của Trường THCS Thọ Xuân(huyện Đan Phượng, Hà Nội) tố cô giáo phạt học sinh nói chuyện riêng trong lớp bằng cách cho các em lên bục giảng tát vào mặt nhau đã nhận được sự quan tâm của dư luận.

Sáng 17.10, chia sẻ với Lao Động, bà Bùi Thị Thu Hằng - Trưởng phòng GDĐT huyện Đan Phượng (Hà Nội) - cho biết Phòng Giáo dục vẫn đang cùng nhà trường xác minh sự việc. Quan điểm là sẽ không bao che, giáo viên T.T.M.H (chủ nhiệm lớp 6D Trường THCS Thọ Xuân, huyện Đan Phượng) sai đến đâu sẽ xử lý đến đó.

Bởi nếu hành động của giáo viên không chuẩn sẽ gây phản cảm và ảnh hưởng đạo đức nhà giáo. Nếu sự việc đúng như phụ huynh phản ánh, giáo viên bắt học sinh tát vào mặt nhau thì sẽ xử lý nghiêm.

Về phía phụ huynh của hai học sinh tát nhau đến sưng má trên bục giảng, họ cho rằng phương pháp giáo dục và hành vi xử lý kỷ luật của cô T.T.M.H thực sự chưa ổn, không thể chấp nhận được, thậm chí là phản giáo dục. Học sinh sẽ học được gì sau hình phạt này, hay chỉ gieo vào đầu các em mầm bạo lực?

Dù rất bức xúc, tuy nhiên phụ huynh cho biết sẽ bỏ qua cho cô giáo. Chỉ mong nếu cô có yêu cầu học sinh tát nhau thật thì nên nhận, chứ không nên vòng vo phủ nhận như hiện nay. Cô hãy coi đây là bài học trong việc dùng hình phạt khi học sinh mắc lỗi.

“Phạt học sinh phải mang tính giáo dục”

Một lời khen thưởng đúng lúc sẽ là động lực để học sinh phấn đấu, hoặc đôi khi chỉ một lần bị thầy cô trách phạt cũng khiến học trò ghi nhớ suốt đời. Nói thế để thấy môi trường giáo dục mang tính đặc thù, nơi không chỉ dạy tri thức mà còn rèn luyện nhân cách, việc thưởng – phạt cũng góp phần rất lớn trong việc giáo dục học sinh.

Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt. Có người trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, quỳ...). Người lại trừng phạt về tinh thần (la mắng, hạ nhục học sinh, làm cho xấu hổ...).

  Vụ việc giáo viên phạt học sinh bằng cách bắt uống nước giặt giẻ lau bảng từng gây bức xúc trong dư luận.

Có người lại nghĩ ra các hình phạt như bắt học sinh uống nước lau bảng (xảy ra tại Hải Phòng), hay cho các bạn đánh, tát vào miệng nếu học sinh nói chuyện trong lớp.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, những hình phạt trên đến nay đều không còn phù hợp với thực tế, thậm chí nếu đối chiếu với các quy định về trẻ em thì giáo viên còn vi phạm pháp luật, vì xâm phạm quyền của trẻ em.

“Trong Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, đặc biệt là Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Trẻ em 2016 đã quy định rất rõ: Các trường phải có ý kiến tham vấn của trẻ em về tất cả các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em.

Rõ ràng, những quy định như kiểm điểm học sinh phạm lỗi trước lớp, trước toàn trường, hay đuổi học… là một dạng xâm hại tinh thần trẻ em, vi phạm quyền được đi học của trẻ và cần bị lên án. Trong môi trường đặc thù như giáo dục thì hình phạt cũng phải mang tính giáo dục" - Thạc sĩ Nguyễn Trọng An chia sẻ.

Theo ông, ngành giáo dục nên thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt, để giáo viên trau dồi kinh nghiệm, đưa ra các sáng kiến về việc sử dụng hình phạt tích cực trong trường học. Việc này không chỉ bảo vệ quyền trẻ em mà sẽ giúp giáo viên bảo vệ chính mình.

Theo Đặng Chung/Lao động 

  • Từ khóa

Phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực của ba đợt đầu tiên năm 2024

Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đã tiếp nhận hơn 104.000 lượt đăng ký dự thi.
19:54 - 24/04/2024
309 lượt xem

Hơn 50% sinh viên sư phạm từ chối hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí

Năm 2022 chỉ có 244/650 thí sinh trúng tuyển các ngành sư phạm Trường đại học Sài Gòn đăng ký hưởng chính sách ưu đãi học phí, sinh hoạt phí.
16:54 - 24/04/2024
438 lượt xem

Từ hôm nay học sinh có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Bắt đầu từ hôm nay 24.4, thí sinh đang học lớp 12 có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài...
14:08 - 24/04/2024
491 lượt xem

'Hạ nhiệt' cho sĩ tử

Nắng nóng kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh các địa phương.
11:21 - 24/04/2024
558 lượt xem

Vụ trường công dự thu học phí 8 triệu: "Phụ huynh có nhiều lựa chọn khác"

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 5, TPHCM cho rằng trên địa bàn có nhiều mô hình trường mầm non khác nhau, phụ huynh có nhiều trường để lựa chọn cho...
09:52 - 24/04/2024
599 lượt xem