11
/
59523
Xin phụ huynh đừng dùng 'luật rừng' đáp trả thầy cô giáo
xin-phu-huynh-dung-dung-luat-rung-dap-tra-thay-co-giao
news

Xin phụ huynh đừng dùng 'luật rừng' đáp trả thầy cô giáo

Thứ 6, 30/03/2018 | 13:39:42
492 lượt xem

Đánh thầy giáo, hành hung sinh viên thực tập, bắt cô giáo quỳ... sao giờ đây phụ huynh tự cho mình cái quyền xử thầy cô theo kiểu 'luật rừng' như thế?

Xin phụ huynh đừng dùng luật rừng đáp trả thầy cô giáo - Ảnh 1.

Trường mầm non Việt - Lào - nơi xảy ra vụ nữ sinh thực tập bị đánh, ép quỳ - Ảnh: DOÃN HÒA

Phụ huynh ép cô giáo quỳ ở Long An, đánh thầy giáo nhập viện ở Nghệ An, đánh và bắt giáo sinh quỳ gối đến mức dọa sảy thai ở Nghệ An… Ba câu chuyện là ba lát cắt buồn của giáo dục hiện nay khi mà vai trò, vị thế của người thầy bị hạ thấp và nghề giáo đang bị đánh giá là nghề nguy hiểm.

Những phụ huynh "cá biệt"

Cho phép tôi được gọi cha, anh và mẹ của ba đứa trẻ trong mấy câu chuyện trên là những phụ huynh "cá biệt". 

Họ cá biệt bởi cách hành xử đi quá giới hạn cho phép với những người vẫn ngày ngày dạy dỗ, chăm sóc, uốn nắn con cái họ. Và cá biệt bởi chính mình đang là tấm gương xấu xí cho con trẻ noi theo.

Vâng, kết luận về vụ cô giáo quỳ gối ở Long An đã có. Cô sai ở phương pháp giáo dục trẻ bằng hình thức quỳ gối và cô sẽ nhận hình thức kỷ luật tương ứng. Nhưng phụ huynh không có quyền ép cô phải quỳ gối.

Thầy giáo bị hành hung ở Nghệ An cũng vậy. Chúng ta sống trong một xã hội có pháp luật, chịu sự chi phối của hàng loạt quy tắc ứng xử, nghề giáo còn chịu sự ràng buộc với nhiều quy định của ngành giáo dục. 

Không có bất kỳ lý do gì để người khác tung nấm đấm, phang cái ghế vào người thầy.

Và khi nghi vấn cô giáo sinh ở Nghệ An có đánh trẻ bầm tím chân hay không còn chưa rõ ràng thì việc người mẹ xông vào đánh, bắt cô quỳ gối xin lỗi phụ huynh và học sinh là chuyện không thể chấp nhận được.

Giả sử, tôi chỉ giả sử, là vết bầm ở chân con trẻ là do cô giáo đánh thật thì trận đòn thù ấy và cả cái ánh mắt nhìn cô giáo trẻ quỳ gối kia quả thật vượt quá xa trí tưởng tượng của chúng ta (công an Nghệ An cho biết kết quả làm việc bước đầu, phụ huynh đã thừa nhận có đánh, bắt cô giáo sinh quỳ).

Sao giờ đây phụ huynh tự cho mình cái quyền xử thầy cô theo kiểu "luật rừng" như thế? 

Sự hiểu biết pháp luật, lương tâm của con người, lương tri của người mẹ đâu rồi, sao cứ hễ thấy con bị bầm tím, nghi con bị đánh là lao đến trường đánh đấm thầy cô và bắt quỳ xin lỗi?

Vết thương trên thân thể cô giáo sinh ấy đang được điều trị, chăm sóc. Nhưng tâm hồn cô đã bị thương tổn nặng nề. Giấc mơ nghề giáo vừa mới chập chững những bước đầu tiên đã dẫm phải chông gai đau điếng, nhục nhã...

Dạy trẻ ra sao với "tấm gương mờ"?

Khi phụ huynh hành xử côn đồ, bạo lực với thầy cô như thế, tôi nghĩ chính phụ huynh sẽ nhận "quả đắng" mình gieo.

Bởi khi mọi phương pháp giáo dục trẻ của thầy cô và nhà trường bị phụ huynh "soi" dưới cái nhìn thiếu thiện cảm, và môi trường giáo dục liên tục có những vụ việc như thời gian qua, không ai dám khẳng định rằng thầy cô sẽ vẫn tâm huyết với nghề, hăng say giáo dục đạo đức học sinh.

Khi nhiệt huyết bị lấn át bởi nỗi lo, lòng hăng say bị nhấn chìm bởi nỗi sợ hãi từ áp lực của phụ huynh và dư luận xã hội thì sự lảng tránh nhiệm vụ "dạy người" rất dễ manh nha. 

Điều đó cực kỳ nguy hại bởi chúng ta không chỉ cần một lớp trẻ giỏi về kiến thức mà còn mong các con lớn lên làm những con người tử tế.

Mà biểu hiện đầu tiên của sự sử tế chính là biết tôn trọng, yêu kính thầy cô. Điều này rất khó thành hiện thực khi chính phụ huynh lại là "tấm gương mờ" dạy trẻ dùng bạo lực ứng phó với bạo lực và đối xử với người thầy như kẻ "bán chữ" không hơn không kém.

Bởi vậy, để ngăn chặn mầm mống bạo lực có nguy cơ lan rộng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người thầy, tôi khẩn thiết mong mỏi pháp luật hãy trừng trị thật nghiêm khắc những phụ huynh "cá biệt" ấy. 

Đồng thời cần tuyên truyền và nhân rộng cách ứng xử văn hóa trong cộng đồng nói chung và môi trường giáo dục nói riêng.

Giáo dục trẻ không phải là nhiệm vụ của riêng nhà trường. Giáo viên cần hơn ai hết sự thấu hiểu, đồng hành của phụ huynh trong hành trình chông gai - dạy người. 

Vì thế, xin phụ huynh đừng "đối đầu" mà hãy "đối thoại" với người thầy.

Theo Mai Thi/Tuổi trẻ

  • Từ khóa

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
112 lượt xem

Giải đáp 'tất tần tật' về đăng ký xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Hơn 100 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2024 để xét tuyển. Việc đăng ký xét tuyển...
14:32 - 25/04/2024
178 lượt xem

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch giảm học phí 3 ngành còn 49 triệu đồng/năm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố điều chỉnh giảm học phí năm học 2023-2024 đối với các ngành đào tạo bác sĩ, dược sĩ còn 49 triệu đồng/năm...
11:31 - 25/04/2024
250 lượt xem

63.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Từ ngày 24 - 28.4, Bộ GD-ĐT mở hệ thống quản lý thi tại địa chỉ: thisinh.thithptquocgia.edu.vn để học sinh đang học lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp...
09:41 - 25/04/2024
293 lượt xem

Phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực của ba đợt đầu tiên năm 2024

Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đã tiếp nhận hơn 104.000 lượt đăng ký dự thi.
19:54 - 24/04/2024
611 lượt xem