11
/
101426
Kỹ năng sinh tồn giúp tránh bị đuối nước
ky-nang-sinh-ton-giup-tranh-bi-duoi-nuoc
news

Kỹ năng sinh tồn giúp tránh bị đuối nước

Thứ 6, 04/12/2020 | 09:48:47
642 lượt xem

Nếu bơi ở biển, việc xác định độ sâu, dòng nước xoáy rất khó, do đó bạn chỉ nên bơi ở mực nước dưới ngực đổ vào bờ, mặc thêm áo phao.

Đại úy Nguyễn Danh Luân, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, chia sẻ kỹ năng sinh tồn, cứu người khác khỏi bị đuối nước.

Khi đi tham quan, đi bơi

Việt Nam có nhiều khu du lịch, đường bờ biển dài nên phát triển nhiều loại hình du lịch sông, nước. Khi tham gia, dù biết bơi, bạn vẫn cần mặc áo phao để bảo đảm an toàn nếu chẳng may rơi xuống nước.

Nếu đi bơi, bạn cần khởi động chân, tay, làm ấm người trước khi xuống nước để tránh bị chuột rút. Ngoài ra, bạn cần xác định vị trí bơi an toàn dựa vào độ sâu, tránh chỗ nước xoáy. Nhiều người vẫn cố bơi lội ở chỗ có biển "cấm bơi", cho rằng mực nước an toàn. Tuy nhiên, những chỗ đó có thể có dòng nước xoáy, nhìn bằng mắt thường rất khó nhận ra. Bạn nên tuân thủ biển chỉ dẫn để tránh hậu quả.

Khi ở biển, việc xác định độ sâu, dòng nước xoáy khó khăn hơn, do đó bạn chỉ nên bơi ở mực nước dưới ngực đổ vào bờ, khuyến khích mặc, mang thêm phao.

Ảnh: Shutterstock

Ảnh: Shutterstock

Khi cứu người đuối nước

Hàng năm ở Việt Nam, hàng trăm người bị đuối nước, đa số là học sinh. Thông thường chỉ một người bị đuối nước, những người khác nhảy xuống cứu nhưng thiếu kỹ năng khiến thương vong nhiều.

Nếu thấy người bị ngã xuống nước và kêu cứu, bạn tuyệt đối không được bơi ra nếu không đủ sức khỏe, kỹ năng. Những người đang bị đuối nước thường bám rất chắc vào bất kỳ vật nào. Nếu không đủ sức, bạn rất dễ bị nạn nhân quẫy, đạp, dìm xuống nước. Thay vì nhảy xuống, bạn tri hô người xung quanh, ném các vật nổi xuống cho người bị nạn hoặc quăng dây thừng để họ bám vào, sau đó kéo vào bờ.

Trường hợp đủ sức khỏe, kỹ năng, bạn có thể cứu người. Tuy nhiên, bạn không nên nhảy xuống cứu luôn khi nạn nhân vừa bị rơi xuống nước. Sở dĩ lúc này nạn nhân còn khỏe, bạn rất dễ bị dìm và việc đưa nạn nhân vào bờ trong tình trạng quẫy đạp liên tục cũng khó khăn. Bạn nên chờ 1-2 phút khi nạn nhân mệt, rồi bơi đến phía sau, nắm vào tóc, cổ áo hoặc vòng cánh tay qua cổ để đưa vào bờ.

Khi đưa nạn nhân lên bờ an toàn, bạn sơ cấp cứu bằng cách đặt nạn nhân ở vị trí bằng phẳng, nới lỏng quần áo. Nếu nạn nhân bị ngạt thì nhanh chóng hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Các vụ đuối nước với học sinh thường xảy ra nhiều, vào dịp hè phụ huynh nên cho con đi học bơi. Kỹ năng này phục vụ cho nhiều nhu cầu thiết yếu, đồng thời giúp các chuyến du lịch biển, về quê có nhiều ao, hồ trở nên an toàn hơn. Khi biết bơi, bạn có thể tự xử lý được việc bị chuột rút trong lúc bơi để tránh bị đuối nước.

Theo Thanh Hằng/VnExpress (ghi)

https://vnexpress.net/ky-nang-sinh-ton-giup-tranh-bi-duoi-nuoc-4201281.html

  • Từ khóa

'Hạ nhiệt' cho sĩ tử

Nắng nóng kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh các địa phương.
11:21 - 24/04/2024
50 lượt xem

Vụ trường công dự thu học phí 8 triệu: "Phụ huynh có nhiều lựa chọn khác"

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 5, TPHCM cho rằng trên địa bàn có nhiều mô hình trường mầm non khác nhau, phụ huynh có nhiều trường để lựa chọn cho...
09:52 - 24/04/2024
100 lượt xem

Ngôi trường chỉ có một lớp học

Nằm ở địa điểm du lịch nổi tiếng nước Mỹ, Trường Alta, thị trấn Alta, bang Utah, chỉ có 14 học sinh và một giáo viên.
08:39 - 24/04/2024
110 lượt xem

Vượt khó, quyết học giỏi nghề

Cầm bằng khen đoạt giải nhất ngành phục vụ phòng tại hội thi "Học sinh, sinh viên giỏi nghề năm 2024" được trao tối 22-4, Huỳnh Thanh Tâm, sinh viên...
07:59 - 24/04/2024
118 lượt xem

Nhiều vụ học sinh nghi ngộ độc: Mạnh tay hơn với hàng rong cổng trường

Thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm do ăn hàng rong trước cổng trường.
16:36 - 23/04/2024
477 lượt xem