11
/
101374
Bộ GD-ĐT và Bộ Nội Vụ trả lời về việc bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ
bo-gd-dt-va-bo-noi-vu-tra-loi-ve-viec-bo-chung-chi-tin-hoc-ngoai-ngu
news

Bộ GD-ĐT và Bộ Nội Vụ trả lời về việc bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ

Thứ 5, 03/12/2020 | 09:55:00
532 lượt xem

Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối ngày 2/12, lãnh đạo Bộ GD&ĐT và Bộ Nội Vụ đã trả lời báo chí về việc bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với giáo viên, cán bộ công chức, viên chức.

Bộ GD-ĐT và Bộ Nội Vụ trả lời về việc bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ - 1

Thông tư về bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với giáo viên sẽ ban hành trong tháng 12/2020

Tháng 12 công bố Thông tư sửa đổi về bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên

Trả lời báo chí về việc khi nào thực hiện bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên? Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ nằm trong kế hoạch rà soát văn bản quy định pháp luật của Bộ.

Cụ thể, đây là Thông tư quy định về mã số tiêu chuẩn chức danh, nghề nghiệp của giáo viên mầm non và phổ thông. Sau khi nghiên cứu và căn cứ theo khung trình độ quốc gia, trong chương trình đào tạo giáo viên Bộ có yêu cầu về tin học và ngoại ngữ. Với giáo viên phổ thông đang dạy, Bộ sẽ đưa vào chương trình đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ để sửa đổi thông tư này.

Hiện nay, Thông tư đã được sửa đổi và Bộ GD&ĐT sẽ ban hành trong tháng 12. Sau khi ban hành sau 45 ngày văn bản sẽ có hiệu lực, vào tháng 2/2021.

Miễn thi ngoại ngữ, tin học đối với một số trường hợp

Trước câu hỏi của phóng viên với Bộ Nội Vụ về ban hành quy định bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với ngạch công chức và viên chức?

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, Nghị định 115 ngày 25/9 và Nghị định 138 ký ngày 27/11/2020 quy định cụ thể việc miễn thi ngoại ngữ, tin học đối với một số trường hợp.

Trước đây, Nghị định 24 năm 2010 và Nghị định 29 năm 2012 không quy định cụ thể những trường hợp nào được miễn. Câu hỏi của phóng viên cũng đã được cụ thể hóa rất chi tiết trong Nghị định 115 và Nghị định 138 khi tuyển dụng công chức, viên chức, và khi thi nâng ngạch công chức, nâng hạng chức danh viên chức. Còn việc bỏ hay không bỏ thì Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã trả lời một số lần trên diễn đàn Quốc hội.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho hay, trong Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược và cán bộ các cấp bảo đảm thành phần, nhiệm vụ thì trong mục tiêu cụ thể đến 2025-2030 có quy định tỉ lệ phần trăm đối với từng loại cán bộ phải làm việc được trong môi trường quốc tế. Vị trí việc làm nào cần phải có ngoại ngữ, cần phải có tin học trong điều kiện CM 4.0, sẽ được quy định rất cụ thể trong vị trí, việc làm của từng công việc.

Về vị trí, việc làm, Thứ trưởng Thăng cho biết, Chính phủ đã ban hành 2 nghị định. Nghị định 62 ngày 1/6/2020 có hiệu lực ngày 20/7/2020 về vị trí, việc làm và biên chế tổ chức và Nghị định 106 ngày 10/9/2020 có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 quy định về vị trí, việc làm và số lượng ngày làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Hai nghị định này đã quy định cơ cấu, kết cấu của vị trí việc làm, trong đó có việc mô tả công việc ra làm sao, xác định khung năng lực như thế nào và có cả quy định về ngoại ngữ, tin học, chuyên môn, nghiệp vụ… phù hợp với từng vị trí, việc làm.

"Trên tinh thần các nghị định của Chính phủ, Bộ Nội Vụ sẽ cùng các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, kể cả những bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành như Bộ Tài chính, thuế, kho bạc, ngân hàng…, hay các bộ quản lý ngành lĩnh vực sự nghiệp, ví dụ y tế, giáo dục, sẽ rà soát lại toàn bộ những quy định về mã số, tiêu chuẩn, chức danh để hoàn chỉnh cho phù hợp" - Thứ trưởng Thăng nhấn mạnh.

Theo thứ trưởng Thăng, các Nghị định 115 và 138 về tuyển dụng công chức, viên chức đã quy định thẩm quyền của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, quy định mã số, tiêu chuẩn xếp lương đối với công chức, viên chức chuyên ngành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội Vụ. Trong quá trình thực hiện, Bộ Nội Vụ sẽ phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực để triển khai thực hiện cho phù hợp.

Theo Nhật Hồng/Dân trí (ghi)

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/bo-gddt-va-bo-noi-vu-tra-loi-ve-viec-bo-chung-chi-tin-hoc-ngoai-ngu-20201203071225687.htm#dt_source=Cate_GiaoDucHuongNghiep&dt_campaign=Top3&dt_medium=2

  • Từ khóa

Khi cô giáo mầm non "đeo mặt nạ", hôn hít đón trẻ, khép cửa là... đánh

Không chỉ đến sự việc chủ nhóm lớp Tí Bo đánh, đè lên người trẻ nhét đồ ăn gây bức xúc, đã quá nhiều vụ việc có chung mẫu số cô giáo mầm non cười tươi khi...
16:40 - 25/04/2024
320 lượt xem

Giải đáp 'tất tần tật' về đăng ký xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Hơn 100 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2024 để xét tuyển. Việc đăng ký xét tuyển...
14:32 - 25/04/2024
380 lượt xem

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch giảm học phí 3 ngành còn 49 triệu đồng/năm

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố điều chỉnh giảm học phí năm học 2023-2024 đối với các ngành đào tạo bác sĩ, dược sĩ còn 49 triệu đồng/năm...
11:31 - 25/04/2024
455 lượt xem

63.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Từ ngày 24 - 28.4, Bộ GD-ĐT mở hệ thống quản lý thi tại địa chỉ: thisinh.thithptquocgia.edu.vn để học sinh đang học lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp...
09:41 - 25/04/2024
498 lượt xem

Phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực của ba đợt đầu tiên năm 2024

Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đã tiếp nhận hơn 104.000 lượt đăng ký dự thi.
19:54 - 24/04/2024
821 lượt xem