16
/
108289
Kẽ hở trong xử lý hành vi gây ô nhiễm
ke-ho-trong-xu-ly-hanh-vi-gay-o-nhiem
news

Kẽ hở trong xử lý hành vi gây ô nhiễm

Thứ 5, 22/04/2021 | 08:21:57
1,057 lượt xem

Cơ quan tiến hành tố tụng chưa thể buộc cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường khắc phục hậu quả vì pháp luật bỏ ngỏ vấn đề này.

Sau nhiều lần trả hồ sơ, TAND huyện Bình Chánh (TP HCM) vẫn chưa thể phán quyết mức án cũng như trách nhiệm bồi thường, khắc phục trong vụ án gây ô nhiễm môi trường xảy ra trên địa bàn.

Quá trình giải quyết vụ án hình sự làm bộc lộ nhiều khúc mắc về quy định pháp luật trong xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Có thể bỏ lọt đồng phạm

Trong vụ án trên, 3 bị cáo (Vũ Anh Vũ, Tống Viết Mười, Bùi Chí Công) cùng ra tòa về tội "Gây ô nhiễm môi trường". VKSND huyện Bình Chánh truy tố 3 bị cáo theo điều 235 Bộ Luật Hình sự hiện hành với mức phạt tiền từ 1-3 tỉ đồng, hoặc phạt tù từ 3-7 năm. Trước đó, sau khi nhận việc san lấp đất từ ông Nguyễn Văn Cơ, 3 bị cáo có hành vi sử dụng phương tiện chôn, lấp, đổ gần 4.400 tấn chất thải rắn tại 3 thửa đất ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.

Lần xét xử gần nhất, TAND huyện Bình Chánh tiếp tục trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra bổ sung nhiều vấn đề. Một trong những nội dung tòa sơ thẩm muốn làm rõ là vai trò của ông Nguyễn Văn Cơ trong quá trình san lấp gây ô nhiễm môi trường. Ông Cơ là người trực tiếp ký hợp đồng nhận san lấp 3 thửa đất với bà Nguyễn Thị Cầm Sa và ông Trần Hồng Thái (chủ đất).

Kẽ hở trong xử lý hành vi gây ô nhiễm - Ảnh 1.

Ba bị cáo ra tòa về tội “Gây ô nhiễm môi trường”

Tại tòa, đại diện 2 chủ đất cho rằng hồ sơ vụ án đủ căn cứ cáo buộc ông Cơ đóng vai trò đồng phạm với Vũ. Trực tiếp ký kết hợp đồng san lấp, nhận tiền nhưng ông Cơ để mặc Vũ cùng đồng phạm làm việc phạm pháp. Phiên sơ thẩm ngày 11-7-2020, TAND huyện Bình Chánh cũng trả hồ sơ, yêu cầu điều tra dấu hiệu phạm tội của ông này nhưng kết luận điều tra bổ sung của cơ quan điều tra vẫn kết luận ông Cơ không phạm tội. "Điều này chưa thỏa đáng, có dấu hiệu bỏ lọt người phạm tội" - người đại diện nêu quan điểm.

Trong khi đó, đại diện VKSND huyện Bình Chánh dẫn chứng ông Cơ cùng ông Thái có đến khu đất kiểm tra tiến độ san lấp. Thấy bình thường, ông Thái tiếp tục thanh toán theo tiến độ. Trước khi giao tiền, hai bên đều cùng nhau kiểm tra, ông Cơ cũng như ông Thái đều không nhìn thấy xe tải trực tiếp đổ rác ở khu đất. Người thừa hành quyền công tố giải thích: "Nhìn bằng mắt thường thì khó ai biết 3 đối tượng dùng chất thải san lấp đất. Bởi vì bên trên có đất hoặc xà bần ngụy trang. Như vậy, ông Cơ không đồng phạm trong việc gây ô nhiễm môi trường".

Khúc mắc việc bồi thường, khắc phục

Đối với những vụ án về môi trường, vấn đề bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả có ý nghĩa rất lớn. Dù vậy, chưa có quy định cụ thể phân định rõ cách thức giải quyết nút thắt này. Điển hình như vụ án ở huyện Bình Chánh, thẩm phán Nguyễn Thế Dũng, chủ tọa phiên tòa, yêu cầu cơ quan công tố đưa cơ quan quản lý nhà nước vào tham gia tố tụng để làm rõ vấn đề khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (nếu có).

Theo chủ tọa phiên tòa, chưa tổ chức nào đứng ra đại diện yêu cầu khắc phục hậu quả. Pháp luật có quy định trách nhiệm khắc phục hậu quả, khôi phục hiện trạng ban đầu đối với pháp nhân nhưng vụ án chỉ truy tố 3 cá nhân trong khi pháp luật chưa đề cập cách thức buộc cá nhân sai phạm khắc phục hậu quả. Khối lượng chất thải trong vụ án lên đến hàng ngàn tấn. Do đó, việc khắc phục hậu quả sẽ cực kỳ nan giải.

Từ thực tế, thẩm phán Nguyễn Thế Dũng kiến nghị cơ quan chức năng bổ sung quy định cơ quan quản lý về môi trường ở địa phương có trách nhiệm xác định mức độ ô nhiễm môi trường trong vụ án gây ô nhiễm môi trường. Đây là cơ sở giúp tòa án phân xử rõ trách nhiệm bồi thường, khắc phục.

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường và Bộ Luật Hình sự 2015, luật sư Trình Thanh Loan (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích tội "Gây ô nhiễm môi trường" xảy ra đã xâm phạm đến môi trường địa phương. Do đó, cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn (trong vụ án trên là UBND huyện Bình Chánh) có quyền yêu cầu các bị cáo chịu trách nhiệm bồi thường, khắc phục hậu quả. "Vụ án có thể không được giải quyết triệt để nếu cơ quan tiến hành tố tụng không đưa UBND huyện Bình Chánh tham gia tố tụng" - luật sư Loan băn khoăn. 

Yêu cầu liên đới khắc phục hậu quả

Nêu ý kiến về vấn đề khắc phục hậu quả, 2 chủ đất cho biết khu đất của họ gánh chịu một lượng rác thải rất lớn mà Vũ đã đổ, chôn tại đây. Vì thế, chủ hai khu đất đề nghị tòa án buộc các đối tượng liên đới chịu trách nhiệm xử lý lượng rác thải đã chôn lấp.

Theo Di Lâm/ NLĐ

https://nld.com.vn/phap-luat/ke-ho-trong-xu-ly-hanh-vi-gay-o-nhiem-20210421210701225.htm

  • Từ khóa

Người phụ nữ bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của 2 đại gia

Bằng các thủ đoạn vẽ ra kế hoạch kinh doanh xăng dầu, góp vốn mở ngân hàng, bị cáo Phùng Thị Nghệ đã chiếm đoạt của 2 đại gia tại TPHCM hơn 1.000 tỷ...
15:36 - 19/04/2024
370 lượt xem

Bắt 2 kẻ giết người, tạo hiện trường giả rồi gọi người dân đến cứu nạn nhân

Sau khi mai phục, dùng hung khí sát hại nạn nhân, L. và Tiến đã tạo hiện trường giả là một vụ tai nạn giao thông rồi hô hoán người dân đến cứu.
08:52 - 19/04/2024
555 lượt xem

Bắt ổ nhóm chuyên làm giả sản phẩm an cung

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả quy mô lớn, thu giữ hơn 4.000 sản phẩm với giá trị lên tới...
09:13 - 18/04/2024
1,109 lượt xem

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời thúc đẩy 3 động lực chủ yếu góp...
08:13 - 19/04/2024
575 lượt xem

Tín chỉ các-bon là gì? Điều kiện để được cấp tín chỉ các-bon?

BGTV- Vừa qua, một số doanh nghiệp, tổ chức có hỏi muốn tham gia vào thị trường tín chỉ Các-bon hiện pháp luật quy định như thế nào? Điều kiện để được cấp...
08:30 - 19/04/2024
564 lượt xem