4
/
108283
Điều gì xảy ra với gạo ST25 khi bị 4 doanh nghiệp ngoại đăng ký sở hữu trí tuệ tại Mỹ?
dieu-gi-xay-ra-voi-gao-st25-khi-bi-4-doanh-nghiep-ngoai-dang-ky-so-huu-tri-tue-tai-my
news

Điều gì xảy ra với gạo ST25 khi bị 4 doanh nghiệp ngoại đăng ký sở hữu trí tuệ tại Mỹ?

Thứ 5, 22/04/2021 | 07:10:17
1,168 lượt xem

Gạo ST24 và ST25 đã bị 4 doanh nghiệp Mỹ đăng ký bản quyền trước. Như vậy, khi Việt Nam xuất khẩu 2 loại gạo này sang Mỹ sẽ phải thông qua doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu ST24, ST25 ở Mỹ. Nếu không thông qua, doanh nghiệp Việt sẽ vi phạm về sở hữu trí tuệ. Để hiểu rõ hơn câu chuyện này, chúng tôi có trao đổi với ông Hoàng Minh Chiến - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương.

Doanh nghiệp phải tự ý thức bảo vệ thương hiệu

Từ vụ gạo ST24, ST25 bị 4 doanh nghiệp nước ngoài "nhanh tay" đăng ký thương hiệu ở Mỹ, ông chia sẻ, cảnh báo gì với các doanh nghiệp Việt?

- Không chỉ riêng gạo ST 24, ST25, sở hữu của sản phẩm nào thì sẽ thuộc về doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, để bảo vệ cho sở hữu của mình, doanh nghiệp phải tự có ý thức.

Khi xuất khẩu sản phẩm của mình đến thị trường nào thì doanh nghiệp Việt phải đăng ký bảo hộ cho sản phẩm đó tại thị trường đó.

Hiện tại, gạo ST24, ST25 mới chỉ đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đã được bảo hộ tại thị trường Việt Nam, không ai có thể giành được sản phẩm này tại thị trường Việt Nam cả.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, tất cả sản phẩm, tên thương hiệu muốn được bảo hộ ở quốc gia thứ 3, ví dụ như Hoa Kỳ thì doanh nghiệp phải đăng ký sở hữu trí tuệ, thương hiệu tại thị trường đó.

Muốn được bảo hộ, doanh nghiệp Việt phải tự đăng ký và đăng ký theo mẫu mà cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ tại nước sở tại quy định. Khi doanh nghiệp Việt nộp hồ sơ, họ sẽ xem xét cấp bảo hộ trên cơ sở hồ sơ doanh nghiệp Việt nộp.

Còn khi có 4 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ tại thị trường Mỹ, có thể hiểu đó là những đối tác nhập hàng của doanh nghiệp Việt, họ thấy sản phẩm tốt nên đã đăng ký. Khuyến cáo đến tất cả doanh nghiệp Việt phải luôn có ý thức bảo hộ cho nhãn hiệu, sản phẩm của mình.

Tôi lấy ví dụ, thương hiệu Doctorloan ở TPHCM - một trong những doanh nghiệp được vinh danh "Thương hiệu Quốc gia", họ có sản phẩm gối và ghế chữa cột sống do bác sĩ chuyên về cột sống sáng chế.

Mặc dù chưa bán ra thị trường nước ngoài, nhưng chủ của thương hiệu này đã đăng ký thương hiệu, sản phẩm sở hữu trí tuệ tại hơn 30 quốc gia. Bởi, tương lai họ sẽ hướng đến xuất khẩu sang các thị trường đó. Họ tự bỏ chi phí ra để làm, lên tới vài triệu đô. Mặc dù tốn khá nhiều tiền, nhưng họ có ý thức bảo vệ thương hiệu của mình, không để bị "hớt tay trên".

Doanh nghiệp Việt muốn được bảo hộ thương hiệu tại thị trường ngoại cần phải làm rất bài bản theo quy định chung của quốc tế. Một khi đã xác định thâm nhập, phát triển sản phẩm tại thị trường đó, điều đầu tiên cần làm là đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, sản phẩm của mình.

Ông Hoàng Minh Chiến - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại. Ảnh: MOIT

Ông Hoàng Minh Chiến - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại. Ảnh: MOIT

Việc 4 doanh nghiệp nước ngoài cùng đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm gạo ST24, ST25, điều này ảnh hưởng như thế nào đến sản phẩm, thương hiệu của Việt Nam, thưa ông?

- Nếu bên Hoa Kỳ đã cấp phép cho 4 doanh nghiệp đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu gạo ST24, ST25 cần hiểu rằng, sản phẩm gạo ST24, ST25 của doanh nghiệp Việt - nếu muốn bán tại thị trường đó, bắt buộc phải thông qua 4 doanh nghiệp đó, không thể bán cho người khác được.

Họ đã cầm trịch toàn bộ hệ thống phân phối bên thị trường đó, vì đã đăng ký sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu đó rồi. Nếu doanh nghiệp Việt không muốn thông qua, bán cho 4 doanh nghiệp nêu trên thì bắt buộc phải lấy một tên khác, không phải tên là gạo ST24, ST25. Đó là rủ ro của doanh nghiệp Việt khi bị doanh nghiệp ngoại đăng ký bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ trước.

Việc có đến 4 doanh nghiệp cùng đăng ký sở hữu thương hiệu gạo ST24, ST25 bởi doanh nghiệp nào cũng đăng ký được, kể cả ở Mỹ hay Việt Nam miễn đáp ứng đủ hồ sơ. Vậy, doanh nghiệp Việt Nam có thể là đơn vị thứ 5 đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm tại thị trường Mỹ được không?

- Điều này cần phải xem kỹ lại hồ sơ và các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hiện tại, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu gạo ST24, ST25 tại thị trường Việt Nam vẫn chưa trao đổi, liên hệ với chúng tôi, nên chưa rõ quy trình 4 doanh nghiệp bên Mỹ kia đã đăng ký đến đâu rồi.

Nếu họ liên hệ với chúng tôi thì sẽ có những tư vấn kỹ hơn.

"Các doanh nghiệp nước ngoài nhanh lắm, trong lúc mình đang mải mê bán sản phẩm thì họ đã đăng ký sở hữu trí tuệ rồi"

Thưa ông, những thị trường nào khi có sản phẩm phải thực hiện đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ ngay?

Thị trường nào cũng cần, cứ sản phẩm của mình xuất sang đâu thì phải đăng ký ở thị tường đó, quốc gia đó, bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường đó.

Để chuẩn nhất, khi doanh nghiệp Việt có ý định đưa sản phẩm của mình vào thị trường đó, trước khi đưa vào phải đăng ký sở hữu trí tuệ. Bởi vì các doanh nghiệp nước ngoài nhanh lắm, trong lúc mình đang mải mê bán sản phẩm thì họ đã đăng ký sở hữu trí tuệ rồi.

Còn nếu chưa đủ tiềm lực tài chính thì nên làm song song, vừa bán sản phẩm vừa tiến hành đăng ký thương hiệu.

Ông Hồ Quang Cua, “cha đẻ” của loại gạo ST25 ngon nhất thế giới cho biết, vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài rất phức tạp. Ảnh: ITÔng Hồ Quang Cua, “cha đẻ” của loại gạo ST25 ngon nhất thế giới cho biết, vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài rất phức tạp. Ảnh: IT

Chính kỹ sư Hồ Quang Cua - "cha đẻ" của thương hiệu gạo ST25 phải thừa nhận rằng, hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tại thị trường ngoại rất phức tạp, khiến doanh nghiệp dễ bị nản. Ông thấy sao về ý kiến này?

- Chúng tôi là cơ quan quản lý nhà nước về thương hiệu, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể liên hệ với chúng tôi để có thể tư vấn kỹ hơn.

Còn nếu nói về đơn vị chuyên về sở hữu trí tuệ thì phải là Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong hội đồng Thương hiệu Quốc gia, ban chuyên gia của hội đồng có các thành viên của Cục Sở hữu trí tuệ và một lãnh đạo của Bộ KHCN đang là thành viên của chương trình Thương hiệu Quốc gia. Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, nếu doanh nghiệp cần tư vấn, hỗ trợ pháp lý về sở hữu trí tuệ, chúng tôi rất sẵn lòng.

- Cảm ơn ông!

THEO CƯỜNG NGÔ/LAO ĐỘNG (GHI) 

https://laodong.vn/kinh-te/dieu-gi-xay-ra-voi-gao-st25-khi-bi-4-doanh-nghiep-ngoai-dang-ky-so-huu-tri-tue-tai-my-901075.ldo

  • Từ khóa

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I tăng 5,66%

Ngày 29/3, Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
20:55 - 29/03/2024
27 lượt xem

Doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu nhưng không vượt ngưỡng trần cho phép

Bộ Công Thương sẽ đưa ra công thức - trên cơ sở đó, doanh nghiệp đầu mối tự tính toán dựa trên thực tế kinh doanh để đưa ra mức giá không vượt quá ngưỡng...
18:41 - 29/03/2024
79 lượt xem

GDP quý 1 tăng 5,66%, nền kinh tế đang hồi phục mạnh mẽ

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến 1.4 - thời hạn cuối để các ngân hàng phải công bố lãi suất cho vay bình quân theo quy định.
13:25 - 29/03/2024
238 lượt xem

Tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada: Cần tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP

Có khoảng 4 tỷ USD hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Canada không khai thác được lợi ích CPTPP, do đó, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa việc...
12:15 - 29/03/2024
237 lượt xem

Đề xuất mới về sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Bên cạnh đề xuất để doanh nghiệp đầu mối tự quyết định giá bán xăng dầu, Bộ Công Thương cũng đưa ra đề xuất quan trọng về Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
10:42 - 29/03/2024
289 lượt xem