16
/
104184
Hơn 273 tỷ đồng của VietABank "bốc hơi" như thế nào?
hon-273-ty-dong-cua-vietabank-boc-hoi-nhu-the-nao
news

Hơn 273 tỷ đồng của VietABank "bốc hơi" như thế nào?

Thứ 3, 26/01/2021 | 12:12:28
664 lượt xem

Nguyễn Thị Hà Thành móc nối với cán bộ VietABank phát hành "Hợp đồng tiền gửi" bên cạnh sổ tiết kiệm. Người gửi tiết kiệm cầm hợp đồng ra về, còn Thành dùng sổ tiết kiệm cầm cố, vay tiền ngân hàng.

Ảnh minh họa

Như tin đã đưa, Viện KSND TP Hà Nội đã vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Cùng bị truy tố với Nguyễn Thị Hà Thành, 24 bị can khác bị truy tố về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng" và "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự". Trong đó, 17 bị can nguyên là các cán bộ ngân hàng.

Nguyễn Thị Hà Thành bị cáo buộc đã móc nối với cán bộ ngân hàng phát hành "Hợp đồng tiền gửi" trái quy định, làm giả chữ ký của người đồng sở hữu…, từ đó chiếm đoạt hơn 430 tỷ đồng của 3 ngân hàng và nhiều cá nhân.

Giám đốc chi nhánh ngân hàng lập hợp đồng trái quy định

Theo cáo trạng, để huy động tiền, Thành tìm người có khả năng tài chính cao, đề nghị họ gửi tiền vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VAB), từ đó tìm cách vay hoặc rút tiền từ ngân hàng ra sử dụng. Qua các mối quan hệ xã hội, Thành tiếp cận với Nguyễn Thị Thu Hương (Trưởng bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp - Phòng giao dịch Đông Đô, VAB).

Thành bàn với Thu Hương nói với Quản Trọng Đức (Giám đốc Chi nhánh Hà Nội kiêm Trưởng Phòng giao dịch Đông Đô, VAB) rằng sổ tiết kiệm (STK) đã được cầm cố tại ngân hàng nên Thành cần có một loại giấy tờ để chứng minh tài chính khi đi "quan hệ" xin dự án. Thu Hương đề xuất với Đức: ngoài việc phát hành 1 STK đồng sở hữu theo quy định của ngân hàng sẽ phát hành thêm "Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn" (Hợp đồng) và "Giấy đề nghị phong tỏa".

Quản Trọng Đức vì muốn có thành tích đã đồng ý cho Thu Hương soạn thảo 2 văn bản "Hợp đồng" và "Giấy đề nghị phong tỏa" trên theo yêu cầu của Thành, chỉ một mình Thu Hương làm, không cho nhân viên khác biết.

Do quy định của VAB chỉ áp dụng hình thức "Hợp đồng" cho khách hàng doanh nghiệp, không áp dụng cho khách hàng cá nhân nên không có biểu mẫu "Hợp đồng" và "Giấy đề nghị phong tỏa" kèm theo STK. Đức đã tự ý sửa một số nội dung thông tin của biểu mẫu "Hợp đồng" từ khách hàng doanh nghiệp thành khách hàng cá nhân, giao cho Thu Hương soạn thảo rồi đưa Đức ký, đóng dấu.

Đối với với biểu mẫu "Giấy đề nghị phong tỏa", Đức yêu cầu Nguyễn Mai Phương (Kiểm soát viên VAB) ký, đóng dấu. Do đây là 2 văn bản phát hành trái quy định của VAB nên Thu Hương tự lấy số văn bản và không đưa vào hệ thống để quản lý, lưu trữ.

Thu Hương yêu cầu giao dịch viên in trước các chứng từ của bộ hồ sơ gửi tiền và đề nghị các nhân viên ký vào trước, Thu Hương sẽ đem cho khách hàng ký sau. Bản thân Thu Hương tự tay soạn "Hợp đồng" và "Giấy đề nghị phong tỏa".

Người đồng sở hữu với Thành sẽ được Thành, Thu Hương đưa cho "Hợp đồng", "Giấy đề nghị phong tỏa" và giải thích: Do ngân hàng đã phong tỏa "Hợp đồng" nên nếu không có mặt cả 2 người đồng sở hữu thì không thể rút tiền ra được. Thu Hương và Thành không nói với người đồng sở hữu biết việc ngân hàng VAB đã phát hành STK cho khoản tiền gửi này.

Sau khi gửi tiền, người đồng sở hữu với Thành được Thu Hương đưa cho giữ 1 bộ hồ sơ tiền gửi gồm: "Hợp đồng", "Thỏa thuận đồng chủ sở hữu giấy tờ có giá/số tiết kiệm", "Giấy đề nghị phong tỏa", "Giấy gửi tiền tiết kiệm", "Phiếu thu" và "Bảng kê thu tiền" để làm tin và ra về.

"Làm ngơ" khi thấy khách hàng làm giả chữ ký?

Cũng theo cáo trạng, Nguyễn Thị Hà Thành đặt vấn đề nhờ Đặng Thị Quỳnh Hương vay "nóng" tiền hộ Thành, Thành sẽ trả lãi cao. Giữ chức vụ Trưởng phòng khách hàng cá nhân (VAB Chi nhánh Đông Đô), quản lý một số khách có nhiều tiền gửi tại VAB, Quỳnh Hương nói với những khách hàng của mình cho Thành vay và sẽ trả trong ngày. Tuy không biết Thành là ai song do Quỳnh Hương đứng ra bảo lãnh việc cho vay nên các khách hàng của Quỳnh Hương đồng ý cho vay.

Ngay sau khi có STK đồng sở hữu, Thành nhờ Thu Hương thực hiện việc thế chấp STK để vay tiền của ngân hàng số tiền lên tới 95% giá trị của STK. Thực tế, Thành không cho người đồng sở hữu biết việc thế chấp STK để vay tiền ngân hàng mà Thành và Nguyễn Thanh Tùng thực hiện việc ký giả chữ ký của người đồng sở hữu rồi đưa lại cho Thu Hương để Thu Hương đưa cho quầy giao dịch hoàn tất thủ tục giải ngân cho Thành.

Từ ngày 26/9/2018, trước yêu cầu của VAB về việc các khoản vay trên 100 triệu đồng phải giải ngân vào tài khoản của người vay, Thu Hương đã lập 2 tài khoản vay (tài khoản thanh toán), trong đó 1 tài khoản thật đưa cho người đồng sở hữu, 1 tài khoản đưa cho Nguyễn Thị Hà Thành sử dụng để nhận tiền giải ngân khoản vay.

Ngày 28/3/2018, Nguyễn Thị Thu Hương phát hiện ra Thành có thủ đoạn ký giả chữ ký của những người đồng sở hữu để làm hồ sơ vay tiền tại VAB nên đã yêu cầu Thành và Tùng phải trả tiền các khoản vay. Thu Hương yêu cầu Thành viết bản cam kết với nội dung thừa nhận việc giả mạo chữ ký của khách hàng, đồng thời hứa đến ngày 10/4/2018 Thành sẽ hoàn trả lại đầy đủ số tiền trên cho khách hàng.

Thời gian này, Thành làm ăn thua lỗ và đang nợ khoảng 80 tỷ đồng. Thành và Nguyễn Thanh Tùng bàn nhau mua Dự án xây dựng tòa nhà MHD Trung Văn (Dự án MHD) của Công ty MHD. Từ đó, hai bị can lấy Dự án MHD để giới thiệu năng lực tài chính, vay tiền hoặc hứa hẹn hợp tác làm ăn với nhiều người.

Cụ thể, sau khi lập hợp đồng nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của MHD, Nguyễn Thanh Tùng làm thủ tục đăng ký là Chủ tịch HĐQT, Thành là kế toán của Công ty MHD. Thành và Tùng đã sử dụng Công ty MHD để phô trương với nhiều ngân hàng và cá nhân thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số lượng tiền lớn.

Cáo trạng xác định, với các thủ đoạn nêu trên, Nguyễn Thị Hà Thành cùng đồng phạm đã gây ra 21 vụ lừa đảo, chiếm đoạt của VAB 273,9 tỷ đồng; của chị Nguyễn Thị Thu Hà 5 tỷ đồng; của chị Quỳnh Anh 19,5 tỷ đồng; của anh Vũ Thành Luân 9,5 tỷ đồng và của anh Triệu Hùng Cường 29 tỷ đồng.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/phap-luat/hon-273-ty-dong-cua-viet-a-bank-boc-hoi-nhu-the-nao-20210125171318964.htm#dt_source=Cate_PhapLuat&dt_campaign=Cover&dt_medium=1

  • Từ khóa

Đường dây cát tặc ở TPHCM dùng ám hiệu "đi nhậu" để khai thác

Bùi Văn Chinh quy định ám hiệu việc đi hút cát bằng cách nhắn tin nội dung "đi nhậu", "tắt đèn" và hôm nào không đi hút cát được sẽ nhắn "nghỉ nhậu"
16:30 - 28/03/2024
281 lượt xem

Công an đã nói không làm việc qua điện thoại, sao nhiều người vẫn không chịu tin?

Ngày 28.3, Công an H.Hóc Môn (TP.HCM) thông tin, thời gian qua, xuất hiện nhiều trường hợp kẻ gian giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án... gọi điện hăm...
15:40 - 28/03/2024
319 lượt xem

Viện kiểm sát bác kháng cáo xin giảm án của "siêu lừa" Hà Thành

Viện kiểm sát đánh giá, "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành là chủ mưu gây ra hàng loạt vụ lừa đảo, số tiền chiếm đoạt đặc biệt lớn nên bác kháng cáo xin giảm...
14:35 - 28/03/2024
323 lượt xem

Phó Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Hoàng Anh bị bắt vì nhận tiền của Hậu "Pháo"

Ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, bị bắt do liên quan vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn.
10:05 - 28/03/2024
479 lượt xem

Đại án đăng kiểm: 84 bị can bị đề nghị truy tố đến khung tử hình

Ông Đặng Việt Hà, Trần Kỳ Hình và 82 đồng phạm bị Công an TPHCM đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ theo khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 có...
09:40 - 28/03/2024
437 lượt xem