205
/
103661
Phải đào tạo các kỹ năng phòng ngừa trước khi đi nước ngoài làm việc
phai-dao-tao-cac-ky-nang-phong-ngua-truoc-khi-di-nuoc-ngoai-lam-viec
news

Phải đào tạo các kỹ năng phòng ngừa trước khi đi nước ngoài làm việc

Thứ 6, 15/01/2021 | 15:23:59
1,084 lượt xem

Theo các chuyên gia, người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải được đào tạo những kiến thức về cưỡng bức lao động, buôn bán người, ngoại ngữ, tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật...

Sáng 15-1, tại Hải Phòng, Văn phòng thường trực về nhân quyền Chính phủ tổ chức hội thảo Bảo đảm quyền của người lao động Việt Nam di cư.

Nạn nhân trở thành thủ phạm

Thượng tá Cao Quốc Việt, phòng 5, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, cho biết giai đoạn 2016 - 2020, toàn quốc đã xảy ra 1.266 vụ mua bán người, với 1.690 đối tượng, lừa bán 2.956 nạn nhân.

Ông chia sẻ, người phạm tội chủ yếu là những đối tượng lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về tội mua bán người. Người nước ngoài thông qua công ty môi giới vào Việt Nam hoạt động kinh doanh rồi móc nối, cấu kết với cò mồi, môi giới người Việt Nam, dẫn dắt hình thành những đường dây mua bán người xuyên quốc gia.

"Đặc biệt, những người từng là nạn nhân, hoặc lấy chồng người nước ngoài khi về thăm quê lại trở thành thủ phạm dụ dỗ, lừa bán phụ nữ, trẻ em khác, kể cả người thân trong gia đình, hoặc lợi dụng việc buôn bán, làm ăn qua lại biên giới hay kinh doanh các dịch vụ dọc biên giới để tham gia hoạt động phạm tội", thượng tá Việt nói.

Phải đào tạo các kỹ năng phòng ngừa trước khi đi nước ngoài làm việc - Ảnh 2.

Thượng tá Cao Quốc Việt - phòng 5, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an - trình bày ý kiến tại hội thảo - Ảnh: DANH TRỌNG

Nạn nhân trong các vụ mua bán người thường tập trung ở những vùng nông thôn, miền núi. Đa phần tội phạm lợi dụng những người dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, thiếu hiểu biết về xã hội và kỹ năng sống, nhẹ dạ cả tin để lừa đảo.

Ngoài ra, một số cô gái trẻ thích hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi nên dễ tin theo lời hứa hẹn của đối tượng về việc làm ổn định, thu nhập cao hoặc lấy chồng nước ngoài khá giả… dẫn đến bị lừa bán.

Giải pháp bảo đảm người lao động đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp

Phải đào tạo các kỹ năng phòng ngừa trước khi đi nước ngoài làm việc - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Gia Liêm - phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước - Ảnh: DANH TRỌNG

Ông Nguyễn Gia Liêm - phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước - cho rằng doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tài chính và nhân lực để thực hiện hoạt động này (vốn điều lệ không thấp hơn 5 tỉ đồng, và phải thuộc sở hữu pháp nhân, thể nhân Việt Nam…).

"Người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải được đào tạo, giáo dục, định hướng những kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động, phòng chống buôn bán người, bình đẳng giới, lạm dụng tình dục và các kỹ năng phòng ngừa khác", ông nói.

Theo ông Liêm, thời gian tới cần tiếp tục nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác tuyển chọn và đào tạo người lao động (về ngoại ngữ, tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật) để đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.

"Tăng cường công tác quản lý trong hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua thanh tra, kiểm tra, điều tra kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như đề xuất sửa đổi, bổ sung những bất cập, tồn tại trong lĩnh vực này", ông Liêm cho hay.

Trình bày ý kiến tại hội thảo, PGS.T Nguyễn Thanh Tuấn, phó viện trưởng Viện Quyền con người, cho rằng để bảo hộ lao động Việt Nam di cư ở nước ngoài, phải rà soát để có định hướng khắc phục những bất cập trong thực thi pháp luật đảm bảo quyền đối với lao động di cư tự do.

Ông cũng đề nghị thành lập cơ quan và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách có đủ năng lực, tận tụy và có tâm với người lao động di cư, thiết lập sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam với các quốc gia nhận và gửi lao động.

Theo ông Tuấn, cần hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ nhằm bảo hộ tốt quyền cho lao động di cư tự do, cung cấp thông tin về các quyền lao động và quyền con người cho người lao động di cư, và hỗ trợ họ thực hiện các quyền này.

"Cơ quan chức năng cần hỗ trợ người lao động trong tất cả giai đoạn di cư, bằng việc cung cấp thông tin, tập huấn và dạy tiếng cho họ, bảo đảm người lao động di cư có thể hiểu và thực hiện các hợp đồng lao động".

Theo Danh Trọng/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/phai-dao-tao-cac-ky-nang-phong-ngua-truoc-khi-di-nuoc-ngoai-lam-viec-20210115111713782.htm

  • Từ khóa

Đồng chí Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, sáng 28/3, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung...
14:40 - 28/03/2024
47 lượt xem

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi bị bắt vì liên quan Tập đoàn Phúc Sơn

Ông Lê Viết Chữ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra sai phạm liên quan vụ án xảy ra...
08:22 - 28/03/2024
207 lượt xem

Luật Đất đai có thể có hiệu lực sớm nửa năm

Thủ tướng thúc tiến độ ban hành các nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, để làm cơ sở đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai...
21:04 - 27/03/2024
478 lượt xem

"Đã ngồi vào bàn rượu, làm sao xác định uống thế nào là trong ngưỡng?"

Ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe, đại biểu Nguyễn Đại Thắng cho rằng nếu quy định ngưỡng nhất định sẽ khó xử lý vì khi đã ngồi vào bàn rượu,...
10:31 - 27/03/2024
733 lượt xem

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ GTVT giữ đề xuất 350km/h

Báo cáo lãnh đạo Chính phủ, Bộ GTVT tái khẳng định phương án tốc độ thiết kế 350km/h cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
08:04 - 27/03/2024
759 lượt xem