11
/
101374
Bộ GD-ĐT và Bộ Nội Vụ trả lời về việc bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ
bo-gd-dt-va-bo-noi-vu-tra-loi-ve-viec-bo-chung-chi-tin-hoc-ngoai-ngu
news

Bộ GD-ĐT và Bộ Nội Vụ trả lời về việc bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ

Thứ 5, 03/12/2020 | 09:55:00
532 lượt xem

Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối ngày 2/12, lãnh đạo Bộ GD&ĐT và Bộ Nội Vụ đã trả lời báo chí về việc bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với giáo viên, cán bộ công chức, viên chức.

Bộ GD-ĐT và Bộ Nội Vụ trả lời về việc bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ - 1

Thông tư về bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với giáo viên sẽ ban hành trong tháng 12/2020

Tháng 12 công bố Thông tư sửa đổi về bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên

Trả lời báo chí về việc khi nào thực hiện bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên? Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ nằm trong kế hoạch rà soát văn bản quy định pháp luật của Bộ.

Cụ thể, đây là Thông tư quy định về mã số tiêu chuẩn chức danh, nghề nghiệp của giáo viên mầm non và phổ thông. Sau khi nghiên cứu và căn cứ theo khung trình độ quốc gia, trong chương trình đào tạo giáo viên Bộ có yêu cầu về tin học và ngoại ngữ. Với giáo viên phổ thông đang dạy, Bộ sẽ đưa vào chương trình đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ để sửa đổi thông tư này.

Hiện nay, Thông tư đã được sửa đổi và Bộ GD&ĐT sẽ ban hành trong tháng 12. Sau khi ban hành sau 45 ngày văn bản sẽ có hiệu lực, vào tháng 2/2021.

Miễn thi ngoại ngữ, tin học đối với một số trường hợp

Trước câu hỏi của phóng viên với Bộ Nội Vụ về ban hành quy định bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với ngạch công chức và viên chức?

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, Nghị định 115 ngày 25/9 và Nghị định 138 ký ngày 27/11/2020 quy định cụ thể việc miễn thi ngoại ngữ, tin học đối với một số trường hợp.

Trước đây, Nghị định 24 năm 2010 và Nghị định 29 năm 2012 không quy định cụ thể những trường hợp nào được miễn. Câu hỏi của phóng viên cũng đã được cụ thể hóa rất chi tiết trong Nghị định 115 và Nghị định 138 khi tuyển dụng công chức, viên chức, và khi thi nâng ngạch công chức, nâng hạng chức danh viên chức. Còn việc bỏ hay không bỏ thì Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã trả lời một số lần trên diễn đàn Quốc hội.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho hay, trong Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược và cán bộ các cấp bảo đảm thành phần, nhiệm vụ thì trong mục tiêu cụ thể đến 2025-2030 có quy định tỉ lệ phần trăm đối với từng loại cán bộ phải làm việc được trong môi trường quốc tế. Vị trí việc làm nào cần phải có ngoại ngữ, cần phải có tin học trong điều kiện CM 4.0, sẽ được quy định rất cụ thể trong vị trí, việc làm của từng công việc.

Về vị trí, việc làm, Thứ trưởng Thăng cho biết, Chính phủ đã ban hành 2 nghị định. Nghị định 62 ngày 1/6/2020 có hiệu lực ngày 20/7/2020 về vị trí, việc làm và biên chế tổ chức và Nghị định 106 ngày 10/9/2020 có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 quy định về vị trí, việc làm và số lượng ngày làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Hai nghị định này đã quy định cơ cấu, kết cấu của vị trí việc làm, trong đó có việc mô tả công việc ra làm sao, xác định khung năng lực như thế nào và có cả quy định về ngoại ngữ, tin học, chuyên môn, nghiệp vụ… phù hợp với từng vị trí, việc làm.

"Trên tinh thần các nghị định của Chính phủ, Bộ Nội Vụ sẽ cùng các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, kể cả những bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành như Bộ Tài chính, thuế, kho bạc, ngân hàng…, hay các bộ quản lý ngành lĩnh vực sự nghiệp, ví dụ y tế, giáo dục, sẽ rà soát lại toàn bộ những quy định về mã số, tiêu chuẩn, chức danh để hoàn chỉnh cho phù hợp" - Thứ trưởng Thăng nhấn mạnh.

Theo thứ trưởng Thăng, các Nghị định 115 và 138 về tuyển dụng công chức, viên chức đã quy định thẩm quyền của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, quy định mã số, tiêu chuẩn xếp lương đối với công chức, viên chức chuyên ngành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội Vụ. Trong quá trình thực hiện, Bộ Nội Vụ sẽ phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực để triển khai thực hiện cho phù hợp.

Theo Nhật Hồng/Dân trí (ghi)

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/bo-gddt-va-bo-noi-vu-tra-loi-ve-viec-bo-chung-chi-tin-hoc-ngoai-ngu-20201203071225687.htm#dt_source=Cate_GiaoDucHuongNghiep&dt_campaign=Top3&dt_medium=2

  • Từ khóa

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…
10:46 - 20/04/2024
78 lượt xem

Cạnh tranh vào lớp 10 sẽ rất gay gắt

Năm học 2024-2025, 113 trường THPT công lập tại TP HCM tuyển hơn 71.000 học sinh lớp 10, so với năm học trước giảm gần 5.700 chỉ tiêu
15:57 - 19/04/2024
578 lượt xem

Hành trình 417 lần ứng tuyển việc làm thất bại của nữ sinh Việt ở Hà Lan

Nguyễn Lê Vy sinh năm 1996, hiện làm việc tại Hà Lan. Vy đã trải qua hành trình đầy gian nan để tìm được việc làm sau 417 lần ứng tuyển không thành...
11:35 - 19/04/2024
694 lượt xem

Điểm yếu trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Trong tương lai gần, nhu cầu về nhân lực ngành bán dẫn sẽ tăng đột biến, tuy nhiên công tác đào tạo nhân lực ngành này còn rời rạc và chưa đồng bộ.
09:41 - 19/04/2024
725 lượt xem

Hoa hậu bị đuổi học hay "cơn khát" thi nhan sắc của nữ sinh

Không còn cá biệt, đã không ít trường hợp nữ sinh viên đại học thi nhan sắc, giành danh hiệu rồi bị đuổi học. Phía sau đó, còn là "cơn khát" thành hoa...
07:35 - 19/04/2024
764 lượt xem